tự ý ly hơn với chị H’mon và gia đình anh đã phải đứng ra trả lại số lễ vật khi nhận trong lễ đám hỏi là 1 con bò cái, 1 con heo 50kg và toàn bộ số lễ vật đã nhận50. Trường hợp của anh Siu Manh, làng Plei Kia, xã Nhơn Hoà, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, địi ly hơn với chị Nay H’ Đit, có 01 đứa con, cho nên anh Siu Manh phải bồi thường cho chi Nay H’ Đit với số tiền là 50.000.000đ và trường hợp của chị Đinh H’ Choan Làng Ser, xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ly hôn với Anh Siu Chế, Làng Pết, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, Chị Đinh H’ Choan, phải bồi thường 01 con heo để cúng mà thôi51.
Nhưng ngược lại, nếu người chồng làm biếng thì khi bỏ, người vợ khơng phải bồi thường gì cả như trường hợp của chị Đinh H’ Het ở làng Plei Greo Pết, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai bỏ chồng là anh Rmah Jế. Anh Rmah Jế bị chị Đinh H’ Het bỏ vì làm biếng, khơng lo làm ăn, khơng chăm sóc vợ con, chính vì vậy nên chị Đinh H’Het khơng phải bồi thường gì cho anh Rmah Jế cả, sau khi ly hôn anh Rmah Jế về nhà mẹ bằng hai tay trắng. Hay trường hợp của anh Rahlan Toang, làng Tun Bêu, thị trấn Chư Sê, Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai, bị vợ là Rmah H’Peng bỏ vì làm biếng nên chị Rmah H’Peng khơng phải bồi thường gì cả mà anh Rahlan Toang phải về nhà mẹ bằng hai bàn tay trắng. Và trường hợp của anh Kpă Pil, làng Tun Bêu, thị trấn Chư Sê, Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai, bị vợ là Rmah H’Ayem bỏ vì thường xuyên đánh đập chị do ghen tuông vô cớ, chị Rmah H’Ayem cũng khơng phải bồi thường gì cho anh Kpă Pil, anh về nhà mẹ bằng hai bàn tay trắng52. Như vậy, cách giải quyết vụ việc ly hôn theo quy định của luật tục trái với quy định của luật HN&GĐ, do đó đã cản trở việc thực hiện luật này trong thực tế.
Vì đặc trưng của chế độ gia đình mẫu hệ, nên sau khi ly hôn, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên đều quy định các con sẽ ở với mẹ, vì họ quan niệm rằng dù bất kỳ hồn cảnh nào, mẹ vẫn là người yêu thương con hơn người cha. Điều này tạo nên áp lực cho người phụ nữ, khi một mình phải ni các con. Nghiên cứu các bản án ly hơn của Tịa án nhân dân các huyện, tôi thấy, vấn đề này được thể hiện rất rõ rệt. Các con đều thuộc quyền nuôi của người mẹ sau khi ly hôn. Nhưng khi người vợ đảm nhiệm ni con, chồng sẽ đền bù kinh phí ni dưỡng cho mỗi người con một con trâu. Theo luật tục, đây là những khoản đền bù bắt buộc người chồng phải trả. Nếu không trả đủ những khoản trên, việc ly hôn sẽ không được tiến hành, điều này đã hạn chế quyền tự do kết hôn và ly hôn của các bên.
50 Nhật ký thực tế tại Đắc Lắc ngày 25/3/2015