Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc ngày 14/3/

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 96 - 97)

29 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Nông ngày 14/3/2014, phỏng vấn Thị Ưng, Nữ, 32 tuổi, dân tộc M’nông, Đắc N’dzung, huyện Đắc Song, tỉnh Đắc Nông Đắc N’dzung, huyện Đắc Song, tỉnh Đắc Nơng

nhưng trước đó vẫn phải cưới theo luật tục…bây giờ vẫn cịn trường hợp chỉ cưới theo luật tục mà không đăng ký đấy”30; đồng thời, “nhiều đám cưới người Ê đê nhìn bên

ngồi cũng khơng biết được. Trước đây thì khơng có đăng ký kết hôn nhưng bây giờ thanh niên đăng ký kết hơn nhiều rồi. Nói chung bây giờ phải theo pháp luật chứ”31.

3.2. Ảnh hƣởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên tớiviệc thực hiện pháp luật về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình việc thực hiện pháp luật về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là một trong những vấn đề ảnh hưởng tích cực nhất của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, bao gồm cả quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa ông bà với con cháu, giữa anh chị em với nhau.

3.2.1. Đối với quan hệ giữa vợ và chồng

Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên rất coi trọng sự bền vững của hơn nhân, chính vì vậy, luật tục có những quy định liên quan đến trách nhiệm của vợ chồng, xem trọng mối quan hệ giữa vợ và chồng nhằm mục đích bảo vệ sự chung thủy của vợ chồng, từ đó đảm bảo được sự bền vững của cuộc hôn nhân.

Trước tiên, để đảm bảo cho sự bền vững của hôn nhân, luật tục quy định về chế độ một vợ - một chồng, quan niệm này được xác lập một cách vững chắc ở cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên. Họ cho rằng “Làm lễ đâm trâu dễ hơn cướp vợ/ Cướp vợ

dễ hơn rước vợ về nhà/ …./ Chỉ có vài người làm được/ Chỉ có vài người rước vợ về nhà” (Luật tục M’nơng) nên phải giữ gìn cuộc hơn nhân và “mỗi người đã có một đống củi để sưởi/một con vẹt để nhìn”... (luật tục Gia rai) chớ nên để ý, quan tâm đến

vợ (hoặc chồng) của người khác, nhà khác. Quan niệm này cũng phù hợp với nguyên tắc được quy định trong luật HN&GĐ hiện hành, nên vơ hình trung, nó được luật HN&GĐ đảm bảo cho việc tồn tại và người dân thực hiện quy định này của luật tục cũng đồng thời là thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này trong luật HN&GĐ.

Để bảo đảm cho sự bền vững của hơn nhân, luật tục cịn dăn dạy hai vợ chồng

“Vợ chồng sống với nhau/ Như cá sống với nước/ Kẻ nào muốn sống riêng/ Kẻ đó chịu phạt vạ”32 cho nên “lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết” giống như uống rượu vậy

“đã cầm cần mời rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt, đã đánh cồng thì phải

đánh cho đến khi người ta giữ tay lại [118, tr. 302]. Trong cuộc sống hôn nhân cũng có những lúc khó khăn, nhưng phải có sự kiên trì “Khi lạt muối đừng bỏ nhau/ Bị

30 Nhật đi ký thực tế tại tỉnh Đắc Lắc, tháng 5/2016, phỏng vấn nam 60 tuổi, già làng buôn Tring, dân tộc Ê đê

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 96 - 97)