61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh
3.4.3. Do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân, của cán bộ, công chức còn hạn chế
cơng chức cịn hạn chế
Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định về phổ cập giáo tiểu học, nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất lượng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng, miền.
Tình trạng học sinh bỏ học vẫn tái diễn62 mà nguyên nhân chính là do: Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, nâng cao dân trí, khơng khuyến khích con em họ đến trường mà muốn các con ở nhà làm việc giúp đỡ gia đình; mặt khác, rào cản về ngơn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng cản trở khả năng học tập của học sinh dân tộc thiểu số, khiến họ không theo kịp học sinh khác trong lớp dẫn đến tình trạng khơng thích học và bỏ học. Tỉ lệ biết chữ ở nhóm dân tộc thiểu số từ 10 tuổi trở lên ở mức thấp và có sự chênh lệch lớn so với nhóm dân tộc Kinh (83,8% so với 96,8% năm 2012). Ở nhóm tuổi 15-24, chỉ có 82,3% phụ nữ dân tộc thiểu số biết đọc biết viết (tỷ lệ chung là 96,4%), nghĩa là cứ 5 phụ nữ dân tộc thiểu số ở nhóm tuổi 15-24 thì có 1 người sống trong các hộ gia đình
dân tộc thiểu số khơng biết đọc biết viết [108]. Thưc tế cho thây,́ đối với đồng bào dân tộc thiểu số do trình độ dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế đã tác động làm gia tăng tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết, nhất là đối với nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, số lượng cán bộ cơng tác trong vùng DTTSTC Tây Ngun có ảnh hưởng to lớn đến quá trình thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật HN&GĐ nói riêng ở Tây Nguyên. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nơi gần dân nhất, và trực tiếp triển khai đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đến người dân. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ có trình độ mới có thể hiểu được chính sách, pháp
62 Theo kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ LĐ,TB&XH thực hiện năm 2012, có 9,6%tổng số trẻ em trong độ tuổi 5-17 khơng đi học. Tỷ lệ không đi học tăng dần theo độ tuổi: 7,3% ở nhóm12-14 tổng số trẻ em trong độ tuổi 5-17 không đi học. Tỷ lệ không đi học tăng dần theo độ tuổi: 7,3% ở nhóm12-14 tuổi và 26,5% ở nhóm 15-17 tuổi. Hai vùng có tỷ lệ trẻ em khơng đi học cao nhất là Tây Nguyên (12,2%) và Tây Nam bộ (12,5%).
luật của Nhà nước, mới có thể truyền đạt nội dung đó đến được với người dân. Tuy nhiên, hiện nay, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của các tỉnh Tây Nguyên lại không cao. Thể hiện ở bảng số 4 trong phụ lục 1 của luận án. số lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn Tây Nguyên khá lớn, và không đồng đều ở các tỉnh, tỉnh cao nhất là Gia Lai với 4.397 cán bộ, và thấp nhất là tỉnh Đắc Nơng với 1.576 cán bộ. Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn cũng không đồng đều, ở Gia Lai có số lượng đội ngũ chưa qua đào tạo trình độ chun mơn cao nhất là 1.122 chiếm 38,2% tồn vùng. Chủ yếu cán bộ cơng chức ở các tỉnh có trình độ sơ cấp, trung cấp và đại học. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở vừa có trình độ chun mơn nghiệp vụ, vừa am hiểu luật tục và phong tục tập quán của dân tộc thiểu số tại chỗ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống.
Trong đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ là người dân tộc thiểu số phát huy tác dụng hơn cả trong việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Cán bộ là người dân tộc thiểu số thông thạo tiếng dân tộc, am hiểu phong tục tập quán, luật tục đã giúp phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc ở cấp xã trên địa bàn Tây Nguyên chỉ chiếm 25,6% trong tổng số CBCC và không đồng đều ở các tỉnh. Ở Kon Tum trong số 2.225 CBCC có 893 CBCC là người DTTS chiếm 40%, ở Gia Lai 1.355/ 4.397 chiếm 30,8 %, ở Đắc Lắc có 4.267/ 873 chiếm 20,4%, Đắc Nơng có 246/ 1.586 chiếm 15,5% và Lâm Đồng 611/3.093 chiếm 19,7%.
Số lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số mới chỉ là điều kiện cần trong việc thúc đẩy q trình thực hiện pháp luật. Q trình đó cịn phụ thuộc vào điều kiện đủ là trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Có thể nói cán bộ cấp xã gần dân, hiểu dân nhất, đóng vai trị tích cực nhất vào cơng tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Nhưng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã lại có trình độ học vấn khơng cao, tồn vùng có 24.047 cán bộ thì chỉ có 13.441 cán bộ có trình độ Trung học phổ thơng, trình độ chun mơn từ Cao đẳng trở xuống là 7.860, trình độ Đại học là 833 và trên đại học là 14 [78, tr.163]. Ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơng chức khơng cao, chẳng hạn, có trường hợp khi cặp vợ chồng tảo hôn là người thân quen của cán bộ xã nên xã vẫn cho tổ chức cưới hỏi rồi đợi đủ tuổi để hồn tất thủ tục đăng ký kết hơn chứ khơng đặt ra vấn đề xử phạt. Có nhiều trường hợp cán bộ thực thi nhiệm vụ phát hiện ra những vi phạm của người dân trong địa bàn nhưng vì nể nang là chỗ thân quen, người
làng, người xã nên vẫn giúp họ giải quyết các công việc không đủ điều kiện theo quy định hoặc biết việc vi phạm nhưng cố tình làm ngơ. Bên cạnh đó, sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống cịn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết. Thực tế, việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói riêng ra khỏi đời sống xã hội đạt được hiệu quả khơng nhỏ nếu có sự can thiệp một cách mạnh mẽ, kiên quyết từ phía chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống vẫn còn tiếp diễn và một phần lỗi khơng nhỏ thuộc về chính quyền địa phương. Và thực tế cho thấy, khơng chỉ những người dân mà cả gia đình cán bộ, đảng viên là lãnh đạo xã, phường cũng tiếp tay, thậm chí, nạn tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống cịn diễn ra ngay trong gia đình của những cán bộ này.
Chính điều này đã tạo nên những hạn chế và làm cho hiệu quả cơng việc của chính quyền cấp xã chưa cao, được thể hiện ở bảng 5, 6 phụ lục 1 của luận án. Về cơ bản chính quyền địa phương các tỉnh Tây Ngun đã hồn thành nhiệm vụ của mình, song, chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai và Đắc Nơng được đánh giá làchưa hồn thành. Như vậy, trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn chưa phát huy hết vai trị của mình.