Ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 68 - 69)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.3.5. Ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình

nhân và gia đình

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đã trình bày ở trên, đối với việc thực thi pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC Tây Nguyên, vẫn còn tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục. Mặc dù luật HN&GĐ đã có hiệu lực từ lâu và để đưa vào cuộc sống, Chính phủ cũng ban hành các nghị định để thúc đẩy quá trình hội nhập của đồng bào các DTTS và góp phần đưa pháp luật HN&GĐ dần đi vào cuộc sống của họ. Những biện pháp này đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên còn chưa phổ biến. Sự ảnh hưởng của luật tục trong quá trình thực thi pháp luật HN&GĐ của đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên vẫn còn những điểm hạn chế tạo nên rào cản cho quá trình này.

Trước hết, nội dung một số quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ của cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên không phù hợp với pháp luật HN&GĐ hiện hành dẫn đến việc người dân tn thủ luật tục thì khơng tn thủ pháp luật HN&GĐ. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Ngun. Ví dụ, luật tục khơng quy định về độ tuổi kết hôn mà thường dựa vào kinh nghiệm để xem người đó đã đủ lớn để kết hơn hay chưa dẫn đến hành vi vi phạm quy định về độ tuổi kết hơn, hoặc việc tính dịng họ theo mẫu hệ dẫn đến việc kết hơn cận huyết thống... Chính vì thế, khi vi phạm thì chính bản thân họ cho

rằng mình khơng vi phạm, vì theo luật tục của họ thì những hành vi này khơng bị coi là sai trái, chỉ khi được đưa ra trước những cơ quan có thẩm quyền giải quyết họ mới nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Điều đó cho thấy, nếu pháp luật HN&GĐ của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống của họ và họ hiểu rõ được những quy định của pháp luật, thì họ sẽ biết tự chọn hành vi của mình cho phù hợp để không vi phạm pháp luật cũng như luật tục. Sự lựa chọn hành vi ứng xử của mình phù hợp với quy định của pháp luật được áp dụng một cách phổ biến như những thói quen, thì sẽ dễ dàng hình thành những quy định mới trong luật tục để điều chỉnh hành vi mới phát sinh của cộng đồng các DTTS.

Một ảnh hưởng tiêu cực nữa của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ của người DTTSTC Tây Nguyên hiện nay là luật tục có những quy định mâu thuẫn với pháp luật HN&GĐ hiện hành về nguyên tắc kết hôn, nhận con nuôi, ly hơn…, trong khi đó, luật tục có sự hiện diện và hiệu lực gần như tuyệt đối trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên dẫn đến việc người dân tuân theo quy định của luật tục và vi phạm những quy định của pháp luật HN&GĐ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, luật tục quy định chế tài theo hình thức phạt đền khá nặng bằng hiện vật để xử lý cưỡng chế người có hành vi vi phạm, không chỉ đền bù thiệt hại cho người bị hại mà cịn cả hình thức phạt vạ cho bn làng, dẫn đến quyền của người vi phạm không được đảm bảo.

Trong việc chấp hành pháp luật, đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên đã có chấp hành nhiều quy định của pháp luật HN&GĐ, nhưng họ lại không hiểu hết được lý do tại sao phải thực hiện những hành vi đó để có ý thức tự giác, tự nguyện thực hiện. Một số người dân được hỏi về việc tại sao kết hơn phải đi đăng kí kết hơn, họ trả lời là thấy người ta làm vậy thì mình cũng làm vậy và “sợ ông Nhà nước”. Như vậy, hoạt động chấp

hành pháp luật HN&GĐ được đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên thực hiện thụ động. Chúng ta chưa có những biện pháp tuyên truyền ý nghĩa những quy định của pháp luật một cách rõ ràng để người dân hiểu được, từ đó tạo thói quen tự giác chấp hành vì thấy đó là những quy định phù hợp, có ích cho khơng chỉ bản thân, cho bn làng mình mà cịn chung cho tồn xã hội.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 68 - 69)