Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 163 - 168)

61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh

4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

chỗ Tây Nguyên

Tất cả những giải pháp trên chỉ đạt được hiệu quả khi kinh tế của vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào

DTTSTC Tây Nguyên bằng cách xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, mơ hình kinh tế, chính sách đối với vùng DTTS. Các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên phải có những chủ trương, chính sách linh hoạt trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho người DTTSTC vay vốn trồng cao su, cà phê, chăn nuôi gia súc, xây dựng nhiều chương trình, dự án lồng ghép với các chương trình của Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống vùng Tây Nguyên nói chung và vùng DTTSTC ở đây nói riêng.

Trong khi miền xi lấy tăng trưởng để phát triển, thì khu vực Tây Nguyên phải theo quan điểm phát triển đi liền với tăng trưởng, tôn trọng yếu tố đặc thù và phát huy lợi thế vùng đặc thù Tây Nguyên. Vì vậy, thay vì trợ giúp cho đồng bào các DTTSTC ở đây kiểu “bao cấp” như hiện nay, thời gian tới phải thay đổi thông qua việc tạo cơ hội cho họ tiếp cận tới các nguồn lực cả bên trong, bên ngoài và phát triển dựa trên năng lực nội sinh. Điều này đồng nghĩa với việc từng bước giảm dần chính sách bao cấp, hỗ trợ trực tiếp chuyển sang chính sách đầu tư cho cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Cùng với đó, cần gắn chính sách giảm nghèo với các chính sách về xã hội khác như dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, y tế, nhất là chính sách về dân số. Hỗ trợ giảm nghèo phải gắn với điều kiện là kiểm soát được tỷ lệ sinh, hạn chế mặt trái hiện nay là chính sách lại thúc đẩy cho việc sinh nhiều con để hưởng chế độ trợ cấp. Ngay cả các chính sách giảm nghèo cũng cần có cách tiếp cận hiệu quả hơn. Đồng thời chú trọng công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo trong vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cần sớm hồn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, hợp tác với các địa phương, tỉnh có số lượng dân số di cư tự do cao nhằm đưa ra biện pháp phù hợp để khắc phục vấn đề này. Cần quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. Xây dựng nếp sống mới trong nhân dân, thực hiện nếp sống văn hóa, nâng cao giá trị đạo đức truyền thống, tăng cường vai trị của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật. Khi kinh tế phát triển, “cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm” chúng ta mới có thể triển khai việc tuyên truyền vận động họ thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng, bởi “có thực mới vực được đạo”. Kinh tế no đủ, họ có điều kiện tiếp cận với phương tiện thơng tin truyền thơng, có điều kiện để đi học, nâng cao nhận thức, từ đó ý thức chấp hành pháp luật cũng từng bước được nâng lên.

Kết luận chƣơng 4

Trong đời sống cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, luật tục vẫn chi phối và có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật HN&GĐ nói riêng. Vì thế, muốn cho pháp luật HN&GĐ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn trong cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên thì phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật là điều tất yếu.

Để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên cần quán triệt một số quan điểm mà cơ bản là: Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục phải nhằm làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn; phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh, phát huy dân chủ cơ sở và vai trị của người có uy tín trong cộng đồng; phải nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng và phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, khoa học, phù hợp với thực tiễn và phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Trong giai đoạn hiện tại, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục các DTTSTC ở Tây Nguyên, cần phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp như: Nâng cao nhận thức về pháp luật hơn nhân và gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục quy định về HN&GĐ trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ.

KẾT LUẬN

Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên là những quy tắc xử sự chung trong một cộng đồng người, được hình thành và lưu truyền nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, được mọi thành viên trong cộng đồng đó thừa nhận và thi hành. Nội dung của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên, những quy định về HN&GĐ chiếm đa số và có ở tất cả các bản luật tục. Bởi đây là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người và là hiện tượng có liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức…

Là một phần của luật tục, những quy định của luật tục về HN&GĐ của các DTTSTC ở Tây Nguyên gồm những câu phương ngơn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần có điệu chứa đựng các quy tắc xử sự về cách ứng xử, phong tục, tập qn, lễ nghi, tín ngưỡng tơn giáo trong lĩnh vực HN&GĐ để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, mà đến ngày nay, nhiều quy định vẫn cịn ngun gía trị, được các thành viên trong cộng đồng thực hiện một cách tự giác.

Cùng là phương tiện điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ nên giữa luật tục và pháp luật HN&GĐ có quan hệ mật thiết với nhau, những quy định của luật tục quy định về HN&GĐ của các DTTSTC Tây Nguyên không chỉ tác động đến pháp luật mà cịn tác động đến q trình thực hiện pháp luật HN&GĐ.

Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên vừa có những điểm tích cực vừa có những điểm tiêu cực. Dưới góc độ tích cực, những quy định của luật tục về HN&GĐ đã hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật HN&GĐ trong việc duy trì một cuộc hơn nhân bền vững, đảm bảo những nguyên tắc kết hôn và đặc biệt là trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Trên cơ sở những quy định của luật tục, cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên đã “mặc nhiên”

thực hiện pháp luật HN&GĐ, bởi đó là việc thực hiện những quy định tiến bộ của luật tục trong lĩnh vực này. Sở dĩ là mặc nhiên thực hiện bởi luật tục ra đời, tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, gắn kết cộng đồng với nhau và việc thực hiện những quy định của luật tục là từ ý thức bên trong mỗi con người với tư cách là thành viên của buôn làng, của cộng đồng và từ niềm tin tín ngưỡng của họ, tạo nên “văn

hóa pháp luật” tự thân trong mỗi con người và mỗi cộng đồng người DTTSTC Tây

Mặc dù vậy, luật tục cũng bộc lộ khơng ít những hạn chế làm giảm hiệu lực thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên. Hạn chế đó của luật tục xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên; từ niềm tin tín ngưỡng đã ngự trị trong tư duy của họ với “văn hóa rừng” và “nếp sống

nương rẫy”; đó cịn là “văn hóa mẫu hệ” đặc trưng của đồng bào DTTSTC Tây Ngun.

Chính những ảnh hưởng đó đã dẫn đến nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nạn thách cưới, nối dây và sự bất bình đẳng trong việc chia tài sản thừa kế trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.

Những tác động tích cực và tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên là do điều kiện sống, quan niệm, thành kiến lạc hậu, do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân và cán bộ công chức trên địa bàn, sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền địa phương trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật… Mỗi yếu tố có tác động khác nhau và theo khuynh hướng khác nhau, nhưng ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.

Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên cần đảm bảo những quan điểm trên cơ sở chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, theo đó cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức về pháp luật HN&GĐ cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên;

2. Giải pháp về sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục quy định về HN&GĐ trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ;

3. Có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống;

4. Giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ trong vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên giai đoạn tới;

5. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên.

Có như vậy mới có thể từng bước hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ nhưng lại giữ gìn, phát huy được những phong tục tập quán tích cực trong lĩnh vực này, để phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 163 - 168)