61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh
3.4.2. Do những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật HN&GĐ
Một số quy định của Luật HN&GĐ khi quy định về các dân tộc thiểu số cịn chung chung, thiếu tính khả thi và chậm được hướng dẫn thi hành; công tác quản lý, thực thi pháp luật về HN&GĐ cịn nhiều bất cập. Tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật chưa kiên quyết trong quản lý đăng ký kết hôn ở vùng dân tộc còn tồn tại; các chế tài xử phạt vi phạm trong hôn nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số dẫn đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong lĩnh vực này bị hạn chế.
Khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ quy định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội: “Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ, phát huy truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”, và Điều 7 của
Luật quy định nguyên tắc: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên
khơng có thỏa thuận thì tập qn tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với những nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của luật này được áp dụng”. Tuy nhiên, qua tổng kết thi hành Luật HN&GĐ cho thấy những quy
định này tính khả thi cịn thấp, vì chỉ mới thể hiện được thái độ tơn trọng của Nhà nước đối với phong tục, tập quán mà chưa thực sự tạo căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ để các cơ quan có liên quan áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc về HN&GĐ.
Về điều kiện để áp dụng tập quán trong Luật HN&GĐ khơng cụ thể, rất khó có sự thống nhất trong áp dụng. Điều kiện chung là những tập quán tốt đẹp thì được kế thừa, phát huy, nhưng “tính chất tốt đẹp” lại là một giá trị trừu tượng, có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Nội dung của giá trị này có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào quan niệm của từng cá nhân, gia đình, cộng đồng, tầng lớp xã hội. Vì vậy, trong thực tế, rất khó xác định tập quán nào là tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy; tập quán nào khơng tốt đẹp cần được xóa bỏ. Do đó, việc đưa Luật HN&GĐ đi vào đời sống xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là các địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTSTC sinh sống tập trung.
Nhiều trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà khơng có đăng ký kết hơn, nhưng lại được cộng đồng dân cư nơi họ cư trú công nhận, bảo vệ. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án căn cứ vào quy định của Luật HN&GĐ để tuyên bố không công nhận hôn nhân của các đương sự. Tuy nhiên, đương sự, gia đình và dịng họ hai bên lại khơng đồng tình với quyết định của Tịa án. Cũng có trường hợp nam nữ khi kết hôn không vi phạm quy định của Luật về cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm ba đời, nhưng theo tập quán, họ vẫn thuộc phạm vi quan hệ họ hàng không được kết hơn, do vậy, họ đã bị gia đình, cộng đồng không cho kết hôn hoặc không thừa nhận hơn nhân… Ngồi hai trường hợp trên, việc tranh chấp về các lễ vật, sính lễ trong ngày cưới, kết hơn cũng đang tiếp tục xảy ra và được giải quyết một cách không thống nhất do thiếu quy định cụ thể về áp dụng tập quán.
Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu tính khả thi ở vùng dân tộc thiểu số. Do trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhiều bà con người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên việc tự nguyện tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về HN&GĐ cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xem xét, xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm là người dân tộc thiểu số lại càng khó khăn và khơng phải dễ thực hiện đối với những người có thẩm quyền xử lý vi phạm. Nếu xử phạt ở mức thấp nhất là cảnh cáo thì họ cũng khơng chấp hành bởi tính răn đe khơng cao, cịn nếu áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền có tính răn đe cao hơn thì phần lớn những người dân đó đều là dân nghèo khơng có tiền để nộp phạt, và trong trường hợp
đó, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nộp phạt của chính quyền địa phương là khơng có khả năng. Do khơng có hình thức chế tài nào khác nên các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do kết hôn khi chưa đủ tuổi mà không lo bị xử phạt. Cũng có khơng ít cặp tảo hơn sẵn sàng lên xã nộp phạt. Họ coi việc nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì họ đương nhiên được xã công nhận là vợ chồng theo pháp luật.