Giải pháp về sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 139 - 148)

61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh

4.2.2. Giải pháp về sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình

chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình

Pháp luật HN&GĐ nước ta phải là công cụ hữu hiệu nhất điều chỉnh những quan hệ HN&GĐ trong đời sống xã hội, tuy nhiên, trong vùng DTTS thì luật tục vẫn giữ vai trị quan trọng, để đảm bảo lợi ích cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bài trừ những quy định phản tiến bộ, lạc hậu trong luật tục thì pháp luật HN&GĐ trong giai đoạn mới cần tiếp tục phát huy, kế thừa những phong tục, tập quán, những quy định tiến bộ trong luật tục các dân tộc, tạo môi trường thuận lợi cho các quy định tiến bộ của luật tục hình thành, tồn tại và phát triển. Để làm tốt điều này, cần chú trọng tới quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao kỹ thuật lập pháp và nâng cao trình độ nhận thức pháp luật, sự hiểu biết đời sống xã hội thực tế của cán bộ xây dựng pháp luật. Cán bộ xây dựng pháp luật phải nhận thức được vai trò của pháp luật và vai trò của các phong tục tập quán của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở khu vực Tây Nguyên nói riêng. Đặc biệt là vai trò bổ trợ cho pháp luật của luật tục trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi hành luật HN&GĐ trong vùng đồng bào DTTS. Cần mở những cuộc điều tra xã hội học tại các buôn làng người DTTS để nắm được tâm tư, nguyện vọng của họ, hiểu một cách thấu đáo cội nguồn sinh ra các quy định trong luật tục của đồng bào. Đó là cơ sở thực tế quý giá để xây dựng những chủ

trương, đường lối và những văn bản pháp luật phù hợp với đời sống của đồng bào các DTTS. Quá trình thâm nhập thực tế này cũng góp phần dự liệu được những tình huống sẽ phát sinh trong đời sống của đồng bào các DTTS, thấy được những luồng tư tưởng chủ đạo ảnh hưởng tới đời sống của họ. Từ đó có những biện pháp kịp thời để tạo điều kiện cho những tập quán tốt đẹp được hình thành và ngăn chặn việc phát sinh những tập quán phản tiến bộ "Về mặt pháp lý, cần tổ chức nghiên cứu các quy định của luật

tục, phong tục, tập quán… đánh giá, đối chiếu và so sánh những quy định này với các quy định của pháp luật; thừa nhận và nâng lên thành luật đối với các quy ước, tập qn có tính phổ biến và ổn định; từng bước vận động tuyên truyền nhân dân các vùng này loại bỏ các hủ tục lạc hậu, với biện pháp giáo dục, thuyết phục là chủ yếu, khơng nơn nóng, cưỡng bức" [8, tr.24].

Tới thời điểm hiện nay, hoạt động sưu tầm, ghi chép lại thành văn bản luật tục của các dân tộc Tây Ngun chủ yếu có mục đích giữ gìn nét văn hóa dân gian của mỗi dân tộc và được tiến hành theo quy mô nhỏ lẻ của một số nhà nghiên cứu. Vì vậy, việc sưu tầm luật tục của các dân tộc thiểu số ở đây chỉ đơn thuần là hoạt động ghi chép lại các quy định của luật tục mà không phân biệt các quy định lạc hậu hay tiến bộ. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần xem xét tới vấn đề thành lập một bộ phận nghiên cứu luật tục gồm những người có kỹ năng xây dựng văn bản và chính những người bản địa có hiểu biết thấu đáo về luật tục. Tổ chức sưu tầm, thống kê và xây dựng thành bộ luật tục các DTTSTC Tây Nguyên nhằm mục đích vận dụng trong thực tiễn quản lý đời sống và sử dụng phối hợp với pháp luật để quản lý đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực này hiệu quả.

Để kết hợp luật tục và pháp luật HN&GĐ có chất lượng và hiệu quả thì cần phải “pháp luật hóa” các nội dung có giá trị tiến bộ của luật tục quy định về HN&GĐ của cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, sau đó “thể chế hóa” các nội dung tiến bộ của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ của các DTTSTC Tây Nguyên thông qua việc xây dựng và thực hiện Quy ước gia đình, thơn, bn văn hóa mà chú trọng vào quy ước gia đình văn hóa.

“Pháp luật hóa” các nội dung có giá trị tiến bộ của luật tục DTTSTC Tây Nguyên chính là việc thừa nhận và ghi nhận dưới hình thức văn bản các nội dung có giá trị tiến bộ của luật tục các dân tộc Tây Nguyên. Một mặt nhằm khai thác các giá trị tiến bộ của luật tục, phát huy vai trò của những giá trị đó trong việc xây dựng gia đình, thơn, bn văn hóa, mặt khác giúp cho các chủ thể quản lý nhà nước nhận biết sự tồn

tại, sức sống của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên để vận dụng vào hoạt động quản lý địa phương, đặc biệt trong vùng DTTSTC một cách hiệu quả nhất.

Đây là giải pháp quan trọng và là giải pháp đặt nền móng cho tồn bộ q trình phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra khi thực hiện giải pháp này là xuất phát từ quan điểm, chính sách đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước để chính quyền các tỉnh Tây Nguyên thực hiện những giải pháp nhằm phát huy những quy định tiến bộ và hạn chế những quy định lạc hậu, phản tiến bộ của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên trong lĩnh vực HN&GĐ; thêm vào đó, khi pháp luật hóa phải xuất phát từ nhu cầu vừa giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các DTTSTC trong lĩnh vực HN&GĐ vừa bổ sung và phát triển những giá trị tích cực của luật tục trong điều chỉnh những quan hệ HN&GĐ của cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.

Để đạt được những yêu cầu cơ bản trên, trước hết cần đổi mới tư duy pháp lý để nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải “pháp luật hóa” những nội dung tiến bộ của luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong lĩnh vực HN&GĐ, thiết thực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... của vùng Tây Nguyên. Hiện nay, quan điểm phổ biến cho rằng các phong tục, tập qn, luật tục mang tính riêng lẻ, do đó việc vận dụng luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ của mỗi cộng đồng trong thời gian qua diễn ra không đồng bộ. Điều này được giải thích bởi việc mỗi dân tộc có luật tục riêng và những quy định trong lĩnh vực HN&GĐ lại khơng thống nhất, thậm chí trong cùng một dân tộc nhưng ở địa bàn khác nhau cũng khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, cần phải nâng cao trình độ kiến thức pháp lý, khả năng vận động, tuyên truyền pháp luật của đội ngũ cán bộ ở khu vực Tây Nguyên đặc biệt là cán bộ cơ sở vùng DTTS sinh sống. Thêm vào đó, phải nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đồng bào DTTSTC về những giá trị, vai trò của luật tục và những phong tục tập quán tốt đẹp trong lĩnh vực HN&GĐ để họ duy trì và bảo tồn. Đặc biệt là phải ghi nhận các nội dung tiến bộ của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ các DTTSTC Tây Nguyên trong các văn bản có giá trị pháp lý, trên cơ sở đó giúp cho cán bộ có khả năng kết hợp khéo léo giữa pháp luật và luật tục trong điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ ở Tây Nguyên.

Để ghi nhận những nội dung tiến bộ của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên cần khẳng định về mặt pháp lý các giá trị tiến bộ trong lĩnh vực HN&GĐ của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên bằng các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương về xây dựng quy ước

nơng thơn mới và gia đình văn hóa, có như vậy mới đảm bảo văn bản đó có giá trị thi hành trên phạm vi tồn tỉnh. Cụ thể, trên cơ sở Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra đường lối, sự chỉ đạo chung về vận dụng luật tục các DTTSTC trong Xây dựng gia đình, thơn, bn văn hóa, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ra Quyết định để thể chế hóa những nội dung tiến bộ của luật tục các DTTSTC thành các quy phạm pháp luật. Đồng thời quy định về việc thành lập các ban xây dựng và tổ chức thực hiện cụ thể, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho một cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện, có thể là Sở Tư pháp tỉnh, Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia dình, Sở Văn hóa Thơng tin hoặc Ban Dân tộc miền núi vì đó là những cơ quan có vai trị quan trọng trong cơng tác dân tộc.

Như đã nói ở trên, tính đến thời điểm hiện nay chưa có hoạt động sưu tầm luật tục các DTTSTC trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên một cách có hệ thống. Chính vì vậy, để có thể thể chế hóa những nội dung tiến bộ của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên hiện nay, HĐND, UBND các tỉnh khu vực Tây Nguyên đầu tiên phải tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu và rà sốt về phong tục tập quán điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ, những phong tục tập quán đã được ghi nhận trong luật tục, những phong tục tập quán chỉ lưu truyền thông qua thực hành xã hội; đồng thời phân loại những quy định tiến bộ để dễ dàng áp dụng chúng vào điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ, xác định những quy định lạc hậu, trái pháp luật trong luật tục để vận động người dân xóa bỏ và thực hiện theo pháp luật HN&GĐ. Việc sưu tầm, nghiên cứu càng tỉ mỉ, đầy đủ, sẽ càng giúp cho cán bộ và nhân dân nhận thức đúng về luật tục, về những tác động của luật tục đến quan hệ HN&GĐ trong cộng đồng, tạo cơ sở cho chính quyền địa phương xây dựng cơ chế vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn rất lớn, bởi luật tục tồn tại trong cộng đồng các DTTSTC rất khác nhau và bản thân một dân tộc cũng tồn tại những dị bản luật tục khác nhau. Bởi luật tục ra đời, tồn tại phụ thuộc vào mơi trường văn hóa và mơi trường xã hội bao gồm gia đình, dịng họ, bn làng, điều này tạo nên tính đa dạng trong nội dung của luật tục. Bên cạnh đó, mỗi DTTSTC Tây Nguyên lại có những nhánh khác nhau. Ví dụ: dân tộc M’nơng có 7 nhánh, dân tộc Cơ ho có 4 nhánh… dẫn đến việc nghiên cứu, sưu tầm và văn bản hóa luật tục ở đâu chỉ có giá trị và tác dụng đối với cộng đồng người DTTSTC sống tại khu vực đó. Chính vì vậy, hoạt động sưu tầm luật tục phải được tiến hành trên diện rộng và có sự phối hợp của cả 5 tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên, có sự tham gia của đóng góp của chính những người dân tộc đó, mà đặc biệt là sự tham gia của các già làng, linh mục, mục sư vì họ là

những người vừa biết tiếng Việt và tiếng dân tộc lại vừa am hiểu sâu rộng về luật tục. Sự tham gia của những người này cũng tạo điều kiện cho việc dịch các nội dung của luật tục ra tiếng Việt để thuận lợi cho việc vận dụng luật tục sau này.

Sau khi có kết quả sưu tầm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong tỉnh cần kết hợp với các ban ngành, đồn thể liên quan để hệ thống hóa các quy định của luật tục về HN&GĐ, phân tích các quy định của luật tục, so sánh với quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành. Cơng việc này địi hỏi những người thực hiện vừa phải có kiến thức về pháp luật HN&GĐ vừa phải am hiểu về luật tục các DTTSTC, có như vậy mới đánh giá khách quan và chính xác được. Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên về HN&GĐ nên phân loại thành ba nhóm sau:

Nhóm 1, gồm các quy định của luật tục có giá trị tiến bộ và hồn tồn phù hợp với

pháp luật hiện hành, như các quy định về tự nguyện trong hôn nhân, hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân bền vững, trách nhiệm của ông bà cha mẹ với con cháu, nghĩa vụ của vợ chồng....Những quy định này của luật tục đã góp phần hỗ trợ việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC bởi họ thực hiện luật tục, cũng chính là thực hiện pháp luật.

Nhóm 2, gồm các quy định của luật tục điều chỉnh trong lĩnh vực HN&GĐ chưa

có các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các quy định của luật tục đó khơng trái với pháp luật hiện hành và không trái với đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng các DTTSTC, cụ thể như các quy định về tiêu chí chọn vợ chọn chồng, đối tượng kết hơn là những người có vợ, chồng đã mất và đã làm xong thủ tục bỏ mả... Đó là những quy định có khả năng hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật, do đó, chính quyền các tỉnh Tây Ngun nơi có đơng đồng bào DTTSTC sinh sống nên ghi nhận để vận dụng ngay trong điều chỉnh quan hệ HN&GĐ trong các DTTSTC.

Nhóm 3, là các quy định có nội dung hồn tồn trái với pháp luật HN&GĐ hiện

hành, như các quy định về tục nối dây, quy định về hôn nhân con cô con cậu, về độ tuổi kết hôn, tục thách cưới, phạt vạ khi ly hôn… Đây là các quy định đã được Nghị định 126/2015/NĐ-CP quy định cần phải vận động xóa bỏ và cấm các DTTSTC thực hiện, thay vào đó là áp dụng những quy phạm pháp luật phù hợp, đảm bảo về mặt sức khỏe sinh sản và kinh tế cho cộng đồng.

Trên cơ sở kết quả phân loại thành 3 nhóm những quy định của luật tục liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ, Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên cần ban hành quyết định, trực tiếp ghi nhận, hợp lý hóa các nội dung của luật tục có giá trị tiến bộ trong lĩnh vực HN&GĐ nhằm khai thác vai trò thay thế, hỗ trợ và bổ sung cho pháp

luật của luật tục để áp dụng chung cho cả cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng cần ban hành văn bản để chỉ đạo cho chính quyền cấp xã về việc lựa chọn những nội dung tiến bộ của luật tục để thể chế hóa vào Quy ước gia đình, thơn, bn văn hóa.

Đặc biệt, cần kết hợp pháp luật HN&GĐ với luật tục trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể trong cộng đồng về HN&GĐ. Tức là, trong cộng đồng các DTTSTC, khi có mâu thuẫn phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ các tổ hịa giải, già làng hay chính quyền cơ sở một mặt vận dụng những quy định tiến bộ của luật tục nhưng đồng thời cũng phải căn cứ và lồng ghép quy định của pháp luật HN&GĐ vào để giải quyết. Vừa để tuyên truyền, giải thích cho người dân về các quy định của pháp luật HN&GĐ và việc phân xử cũng không được trái với quy định hiện hành của Nhà nước. Qua đó giáo dục ý thức cho cộng đồng người DTTSTC trong việc chấp hành pháp luật HN&GĐ và từng bước loại bỏ những quy định lạc hậu của luật tục.

Trên cơ sở chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh, chính quyền các xã trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cần triển khai xây dựng Quy ước gia đình, thơn, bn văn hóa, đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS tức là “luật tục hóa pháp luật”. Đây là văn bản quy phạm xã hội, trong đó thể hiện những thỏa thuận của cộng đồng dân cư trong thơn, bn về những ngun tắc ứng xử mang tính tự quản ở tất cả mọi mặt của đời sống xã hội trên cơ sở kết hợp hài hịa mặt tích cực của luật tục với những yếu tố hiện đại, phù hợp với luật pháp Nhà nước, hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa của thơn, nhằm làm cho đời sống của thôn, buôn đồng bào dân tộc ngày càng giàu mạnh và tốt đẹp [25, tr. 26]. Để quy ước gia đình, thơn, bn văn hóa

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 139 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w