Nhật ký thực tế tại Gia Lai tháng 5/

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 112 - 114)

3.3.2. Đối với vấn đề phân chia tài sản và nhận con nuôi

Trong vấn đề phân chia tài sản, quy định của luật tục thể hiện sự bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Theo luật tục, vấn đề kế thừa, quản lý tài sản trong dịng họ và gia đình là thuộc những người chị em gái trong gia đình. Người con gái cả được quản lý tài sản khi cịn sống chung trong gia đình của mẹ. Khi cơ cưới chồng ra ở riêng thì quyền này lại thuộc về cơ con gái út. Người con trai trong gia đình khơng được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Khi cịn đơn độc, nếu họ có những tài sản gì cũng phải giao cho mẹ và chị em gái của mình cất giữ chứ khơng được cất làm của riêng, mặc dù họ là lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất trong gia đình và người con gái út bao giờ cũng được phần hơn. Điều này được thể hiện rõ trong luật tục Chu ru: “ Của cải trong nhà mình thuộc về người con gái/ Người con trai nếu có thương có

quý/ Sẽ được trâu, ché, mâm khi qua nhà vợ”53. Và “Dù là cái chén sứ con, cái bát

đồng nhỏ hay những đồ lặt vặt cũng không được cả gan đem bán đi để ăn mà phải mãi mãi cất giữ. Từ những cái gùi Gia Rai (có nắp đậy) đến những cái sọt, cái túi, cái nải và những đồ lặt vặt, người chị cả đại diện cho người mẹ là người có nhiệm vụ chăm nom, giữ gìn. Tất cả những cái bát vỏ bầu, cái thúng đựng tro, cái hòn để mài, các cái trã để luộc rau, người chị cả là người phải bảo quản. Các che tuk đỏ, các ché ê bak M’nơng, các vịng đeo tay, các chén bát đẹp bằng bạc bằng vàng là những của cải quý giá do tổ tiên xưa kia giàu có để lại, chính người chị cả là người phải giữ gìn ” [119,

tr.187-188].

Việc phân chia tài sản thường được tiến hành như sau: Nếu nhà có nhiều anh chị em sống chung với nhau thì tồn bộ tài sản do người con gái cả quản lý. Nếu các chị em gái ra ở riêng thì chia cho họ một phần (nếu tài sản chưa sử dụng hết). Khi chia, người ta có tính tới cơng lao của người đó đối với tài sản và các việc chung của gia đình. Do người con gái út lấy chồng sau cùng và đã chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên thường được thừa hưởng tài sản. Trong xã hội truyền thống, người con trai không được chia tài sản do cha mẹ để lại. Nếu cặp vợ chồng nào không có con gái thì các con trai ở với bà ngoại hoặc các dì của mình và số tài sản do mẹ để lại thuộc về bà hoặc dì. Quan hệ về thừa kế không được phát sinh khi người chồng chết vì đương nhiên của cải để lại là của vợ và các con. Nhưng khi người vợ chết, của cải thuộc về gia đình bên nhà vợ gồm có mẹ vợ, các bà dì của vợ quản lý. Trong trường hợp người chồng được nối dây thì người chồng cùng với người vợ mới tiếp tục quản lý tài sản và nuôi dạy các con.

Thực tế hiện nay, việc phân chia tài sản đã tương đối hợp lý giữa con trai và con gái, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật HN&GĐ về sự bình đẳng giữa các con. Thơng thường con trai sẽ được chia ít hơn con gái và trong số các con gái thì con gái út được chia nhiều hơn cả như trường hợp ở làng Plei Ngo, phường Trà Bá, TP Plei Ku, tỉnh Gia Lai, năm 2013 gia đình ơng Rmah Pli chia đất thổ cư cho các con, con gái là H’Va, được 10m mặt đường để xây dựng nhà ở, còn con trai là Wau, được 05 m mặt đường để xây dựng nhà ở. Hay ở làng Plei Kia, xã Nhơn Hồ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, gia đình ơng Ksor Plo, chia đất thổ cư và đất nông nghiệp cho các con, con gái là Siu H’Pua, Siu H’Pui diện tích rộng hơn là 15m đất ở và 1ha đất vườn, còn con trai là Siu Bi, Siu Pao diện tích nhỏ hơn, mỗi người được 5m đất ở và 3 sào đất nông nghiệp54. Hoặc vào năm 2016 tại bn Buor xã Hịa Xn có gia đình anh Y Tạo 36 tuổi có vợ là chị H’Cam qua đời ở tuổi 32, gia sản của anh chị từ lúc lấy nhau là 1ha đất cà phê và 5 con bò, 2 con gái của anh chị là H’Zik 12 tuổi và H’Dao 10 tuổi mỗi người được chia 3,5 sào đất và 2 con bò và được gửi về nhà ngoại ni dưỡng, số đất và bị cịn lại anh Tạo hưởng và đi lấy vợ khác. Và năm 2014 tại bn Buor có gia đình ơng Y Sun 67 tuổi và vợ là bà H’Don qua đời ở tuổi 65, ông bà có 4 con gái và 1 con trai, gia sản mà ơng bà có được là 4 ha đất cà phê, 3 người con gái đầu của ông bà mỗi người được chia 7 sào đất, người con trai được 5 sào, người con gái út được chia 9 sào cộng thêm 4 sào đất của người bố là 1,3 ha và ông Y Sun về ở với con gái út 55. Cách chia tài sản thừa kế cho các con như trên là khơng hồn tồn phù hợp với quy định của luật HN và GĐ.

Một điểm tiến bộ của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên là quy định về vấn đề nhận con ni. Luật tục có những quy định cụ thể về việc vợ chồng khơng có con, nhận con ni thì ngồi việc cả dịng họ phải coi con ni như con đẻ, mà khi qua đời của cải cũng phải chia cho con nuôi như những người con cháu khác. Như vậy, quyền của người con nuôi cũng được luật tục đảm bảo. Luật tục phép mọi người được quyền nhận người khác làm con nuôi, hoặc được quyền nuôi bởi một người khác. “Anh, chị

lớn phải nuôi em…Nếu khơng có anh chị hoặc anh chị cịn nhỏ thì họ hàng bên mẹ phải ni…Nếu khơng có ai nữa thì mới tới trách nhiệm họ hàng bên bố…Khơng có nữa thì bn làng vận động người ni ”56. Về điều kiện được nhận trẻ em làm con ni, “khơng có quy định nhưng từ xưa tới nay thường là người phải có vợ chồng các

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w