Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc, tháng 5/2016, phỏng vấn nam, 60 tuổi, già làng, dân tộc Êđê

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 114 - 115)

con, có gia đình riêng”57. Người được nhận làm con nuôi không chỉ là trẻ em cần được giám hộ mà có thể là người già, người trưởng thành… Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, quan hệ con nuôi và người nuôi trong quan niệm của người DTTSTC Tây Nguyên không giống quan hệ con nuôi trong quy định của luật pháp. “Thấy có người nào có uy

tín, có tiếng nói, em có thể nhận bố mẹ ni. Rồi những ngày quan trọng như đám cưới hay sinh con, làm nhà, người ta tới, đại diện cho mình. Và khi nhà đó có cơng việc thì mình cùng tới tham gia như thành viên trong gia đình…Nhưng mà khơng được chia tài sản gì đâu ạ. Chia là mấy con của họ khơng chịu đâu”58.

Chẳng hạn, bà Siu H’Huih, ở làng Kia, xã Nhơn Hoà, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, hàng năm bà có nhận ni con mồ cơi cha mẹ và con bị cha mẹ bỏ rơi như em Siu Khen, Siu H’ Hiếu, Siu Pôl, Siu Huy, Siu Hoang thông qua người làm mối và theo phong tục tập quán hai bên giao nhận con ni cam kết có trách nhiệm nuôi dạy con tốt là được59. Hoặc vào cuối năm 2012 tại bn Niêng, xã Hịa Nam có 2 anh chị Y Ran và H’Rơ lấy nhau được hơn 3 năm nhưng vẫn chưa có con, hai anh chị đã quyết định xin con của chị gái H’Rô là bé H’Rik 5 tuổi để làm con nuôi. Tuy nhiên cả hai trường hợp kể trên đều khơng đến chính quyền để làm thủ tục nhận con ni nên các hành vi đó khơng hồn tồn đúng với quy định của pháp luật.

Trên thực tế “rất ít người DTTSTC Tây Nguyên tiến hành các thủ tục nhận con ni”60 “Có trường hợp kê khai giảm trừ gia cảnh để tính thuế thu nhập cá nhân là có

một con ni nhưng khơng có minh chứng kèm theo. Hồ sơ như vậy thì đâu có được. Nhưng nói với chị ấy thì chị ấy bảo việc chị ấy có con ni, cả bn làng đều chứng kiến”61. Như vậy, việc nhận trẻ làm con nuôi thường không được tiến hành theo các thủ tục do luật pháp quy định mà chỉ cần có sự thỏa thuận giữa bà con họ hàng hai bên (người nuôi và người được nuôi) và mặc nhiên được buôn làng chấp nhận; do đó, trong chừng mực nhất định, liên quan đến vấn đề này có sự mâu thuẫn giữa luật tục và pháp luật HN&GĐ do sự khác biệt trong quan niệm về “con nuôi” và thủ tục nhận con ni. Một mặt nó ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý của chính quyền địa phương nhưng mặt khác cũng có ảnh hưởng tích cực trong việc đảm bảo quyền lợi của những đứa trẻ khi gia đình khơng có khả năng ni dạy chúng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w