4 Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu điều tra dân số và nhà ở năm
2.1.4. Nội dung quy định về hơn nhân và gia đình trong luật tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
Nghiên cứu nội dung luật tục của đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên cho thấy nhóm các quy định về lĩnh vực HN&GĐ chiếm vị trí cơ bản. Bên cạnh đó, trong quan hệ HN&GĐ, sự hiện diện và hiệu lực thực tế của luật tục lại càng mạnh mẽ hơn, chính vì vậy, HN&GĐ là vấn đề chiếm đa số trong các điều luật của luật tục, ví dụ: Luật tục Gia rai chương 4 quy định về hơn nhân và quan hệ gia đình, chương 5 luật tục M’nông quy định về hôn nhân và quan hệ nam nữ, chương 6 quy định về quan hệ gia đình, Chương 6 luật tục Ê đê quy định về quan hệ cha mẹ và các con, chương 5 luật tục Cơ ho (Nhóm Srê) quy định về quan hệ hôn nhân…
Hiện nay, khi nghiên cứu về HN&GĐ của đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên, chúng ta thường căn cứ vào hình thức hơn nhân để cho rằng dân tộc này theo chế độ
6 Vì bản thân mỗi dân tộc tại chỗ Tây Nguyên lại được chia ra thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm đókhi áp dụng luật tục lại khác nhau, có những biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, và địa phương cư khi áp dụng luật tục lại khác nhau, có những biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, và địa phương cư trú.
mẫu hệ hay theo chế độ phụ hệ. Các dân tộc Gia rai, Ê đê, Cơ ho, Churu, Raglai, M’nơng cịn duy trì nhiều tính chất mẫu hệ, các dân tộc Bahnar, Sedang, Striêng, đã dần hướng về chế độ phụ quyền. Tuy nhiên, có thể thấy các dân tộc Bahnar, Sedang, Striêng, Mạ đang ở trong lưng chừng giữa mẫu hệ và phụ hệ, có thể tạm gọi đó là “song hệ”7.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thiết chế gia đình mẫu hệ ở các DTTSTC Tây Ngun, có thể thấy đó khơng phải là một hình thức của chế độ mẫu hệ mà do hoàn cảnh sinh sống tạo nên. Vì đối với mọi gia đình của đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên, mỗi người con là sự góp phần đắc lực cho mọi hoạt động của gia đình, nhất là con gái. Thêm vào đó, DTTSTC Tây Nguyên lại nghèo nàn, chỉ trông cậy vào mức làm việc của mọi người trong nhà. Do đó, nếu mất một người con tức là mất đi một phần gia sản, nên cha mẹ nào cũng muốn giữ con mình lại, vì vậy mới có chế độ bắt rể. Tuy nhiên, vài năm sau hai vợ chồng có thể tách riêng gia đình bố mẹ vợ để thành lập một tiểu gia đình.
Hơn nhân là quy luật, bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, đánh dấu bước trưởng thành và xác lập vai trò, vị trí của mỗi cá nhân trong gia đình, dịng họ và cộng đồng. Vì thế, các DTTSTC Tây Nguyên quan niệm con trai, con gái xây dựng gia đình khơng đơn thuần là hạnh phúc lứa đơi mà “có vợ có chồng là có sự
sống của giống nịi”. Vợ chồng là một khái niệm cặp đôi, thể hiện sự cân bằng và bền
vững, giống như lửa và nước, nồi và vung, cán dao với chi dao. Vì thế luật tục Chu ru có câu: “Cá dưới nước có con đực các con, chim bay trên trời có con đực các con,
nai trong rừng có con đực các con, huống chi là con người chúng ta phải có vợ có chồng”.8
Chính vì quan niệm như vậy, nên về vấn đề HN&GĐ, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên dành rất nhiều điều quy định chi tiết cụ thể về quan hệ nam nữ, về việc cưới xin và cuộc sống cũng như quan hệ vợ chồng trong gia đình và ngồi xã hội. Nội dung cụ thể của luật tục các dân tộc tại chỗ Tây nguyên về vấn đề HN&GĐ được ghi nhận trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc kết hôn và điều kiện kết hôn. Về cơ bản luật tục các
dân tộc thiểu số Tây Nguyên đều quy định về nguyên tắc kết hôn là “nội hôn tộc người” và “ngoại hơn dịng họ”. Nội hơn tộc người tức là khuyến khích nam, nữ được