Nhật ký thực tế tại Gia Lai tháng 6/

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 87 - 89)

tộc người khác thường khó hịa nhập với cuộc sống của cộng đồng mình, bởi sự bất đồng về phong tục tập quán và ngôn ngữ. Đặc biệt, nếu kết hôn với thành viên của tộc người mà chế độ phụ hệ được xác lập vững chắc, lâu đời như người Kinh thì sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện phong tục, tập quán của họ. Nó làm ảnh hưởng đến việc tính dịng họ cho các con, kế thừa tài sản, giáo dục các con, truyền thụ văn hóa tộc người và gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nếu có.

Trước kia, do địa bàn cư trú tương đối tập trung, tách biệt, các mối quan hệ giao lưu văn hóa với các tộc người lân cận hạn chế, nên luật tục của người Tây Nguyên chỉ ủng hộ việc kết hôn giữa những người trong nội bộ dân tộc. Vì vậy, hơn nhân ngoại tộc đối với người Tây Nguyên trước kia ít xảy ra. Trên thực tế hiện nay, theo bảng số liệu thống kê cho thấy, về cơ bản các DTTSTC Tây Nguyên có quan hệ hơn nhân với người khác tộc, khi có sự đan xen sinh sống với các dân tộc khác đã có xu hướng kết hơn với các tộc người khác nhưng hôn nhân đồng tộc vẫn là chủ yếu. Trong số 100 cặp kết hôn với nhau trong vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên sinh sống, đa số họ kết hôn đồng tộc, thấp nhất là 54 cặp, cao nhất là 84 và 85 cặp ở người Xơ đăng và người Mạ (bảng 1, Phụ lục 1).

Điều này xuất phát từ việc luật tục quy định những người khác tộc khi kết hôn với người DTTSTC Tây Nguyên phải tuân thủ theo những thủ tục cưới hỏi của chế độ mẫu hệ, con gái đi cưới chồng về cư trú nhà mình. Khi ở rể trong gia đình, người đàn ơng ngoại tộc phải thích nghi dần với những sinh hoạt, phong tục tập quán bên nhà vợ. Họ không được quyền nuôi dạy những đứa con theo tập quán, phong tục của tộc người mình. Trường hợp người nam theo chế độ phụ hệ lấy một người con gái khác thuộc chế độ mẫu hệ, anh ta phải sang cư trú nhà vợ, con sinh ra phải theo họ mẹ. Vì thế, về cơ bản, các DTTSTC Tây Nguyên sẽ lấy nhau ở những tộc người có chế độ hơn nhân mẫu hệ là chủ yếu. Cụ thể như trường hợp chị Bơ nhông Ma Huyền (sinh năm 1989) là người Chu ru ở thơn Krăng Chớ, xã Próh, huyện Đơn Dương kết hơn với anh Touprong Ya Luân (sinh năm 1986) là người Cơ ho, ở thơn Próh Ngó, cùng xã. Lễ cưới của hai người vẫn diễn ra tương tự theo các nghi lễ trong trường hợp hôn nhân nội tộc của người Chu ru. Gia đình chị Ma Huyền nộp tiền và lễ vật cho gia đình anh Touprong Ya Luân 7,5 chỉ vàng, 30 sợi dây cườm, 10 nhẫn bạc và 10 chiếc khăn dệt thổ cẩm. Ngồi ra, gia đình chị Ma Huyền phải lo liệu hết mọi chi phí trong đám cưới16. Hoặc trường hợp chị Jơlơng Ma Khuyên là người Chu ru, ở thơn Próh Trong, xã Próh, huyện Đơn Dương, sinh năm 1989 kết hôn cùng anh Lê Văn Đức là người

Kinh, sinh năm 1985, quê ở Nghệ An. Sau khi cưới, anh Đức về cư trú nhà vợ tại thơn Próh Trong thuộc xã Próh. Hai vợ chồng sinh được hai người con là Lê Văn Hoàng và Lê Văn Tuấn, cả hai đứa con đều mang họ cha là họ Lê - họ của anh Đức. Trong trường hợp con trai của các tộc người theo mẫu hệ cưới con gái Kinh, con trai vẫn về cư trú nhà vợ theo luật tục. Con sinh ra có thể mang họ mẹ hoặc họ cha, hoặc không mang họ cả cha lẫn mẹ.

Ngày nay, hôn nhân hỗn hợp dân tộc đã xuất hiện, tuy chưa phổ biến nhiều trong cộng đồng. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường thúc đẩy q trình hiểu biết, xích lại gần nhau giữa các dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Mục đích của việc quy định này là để cho các cặp vợ chồng khi kết hơn với nhau thì có cuộc sống hơn nhân bền vững trên cơ sở đã hiểu nhau. Vì vậy, đây cũng là những quy định tiến bộ nhằm hỗ trợ cho luật HN&GĐ trong việc đảm bảo hôn nhân một vợ một chồng và hạn chế tình trạng ly hơn.

Mặc dù ngun tắc tự nguyện trong hôn nhân được ghi nhận trong luật tục, nhưng đâu đó, vẫn cịn trường hợp cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, khi con gái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ tìm trong làng hay vùng lân cận có ai xứng với con gái của mình thì chủ động nhờ người mai mối đến ngỏ lời và tính tốn đến việc bắt chồng cho con, hoặc việc hứa hơn giữa hai bên gia đình. Luật tục Cơ ho nhắc nhở: “Muốn ăn mật ong

phải vào tìm trong rừng/ Muốn ăn măng phải vào bụi tre/ Muốn ăn cá đi xúc trong hồ/ Muốn lấy vợ lấy chồng phải hỏi bố mẹ”17 hay “Làm bẫy phải hỏi thần núi/ Ăn rừng

phải hỏi bon làng/ Tìm vợ tìm chồng phải hỏi mẹ cha” [88, tr.26].

Trước kia, các bậc cha mẹ hai bên thường đính ước sẽ gả con cho nhau từ khi chúng còn rất nhỏ, thậm chí chưa ra đời. Thường những người cha, người mẹ này là bạn bè thân thiết lâu năm hoặc là ân nhân của nhau. Khi đính ước, hai bà mẹ trao đổi cho nhau mỗi người một con gà, một ché rượu cần và hứa rằng sau này nếu người này sinh con trai, người kia sinh con gái thì sẽ tác hợp cho chúng thành vợ chồng. Còn nếu cả hai cùng sinh con gái hoặc con trai thì lời hơn ước đó coi như khơng cịn giá trị. “Người cần

nhất phải có giống nịi, phải kết nghĩa ngay trong bụng thai.18 Việc đính ước này được quy định rất chặt chẽ. Chính vì vậy, khi hai đứa trẻ lớn lên mà khơng đồng ý lấy nhau thì cha mẹ hai bên thường dùng bùa chú để tránh bị mang tiếng là bội ước. Như trường hợp ở bon Busóp, xã Đắc Dzung, huyện Đắc Song, tỉnh Đắc Nông, Thị De sinh năm 1991 bị gia đình ép lấy Điểu Thít sinh năm 1989 ở cùng bon, nhưng

17 Phỏng vấn ông Cil Khuyên, 57 tuổi, dân tộc Cơ ho, Thôn B’Nơr B, Thị Trấn Lạc Dương ngày 20/8/2015 20/8/2015

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w