2.1. Luật tục về hơn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số tại chỗ ởTây Nguyên Tây Nguyên
2.1. Luật tục về hơn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số tại chỗ ởTây Nguyên Tây Nguyên thành văn hay đã được văn bản hóa (như luật tục Thái); luật tục tồn tại dưới dạng các thực hành xã hội (tức là luật tục chưa cố định thành lời nói vần hay văn bản, mà chủ yếu là những quy định được người ta ghi nhớ và thực thi trong thực tế đời sống). Chính vì vậy, khái niệm luật tục vẫn chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu, mà người ta coi luật tục là hình thức sơ khai của luật pháp trong xã hội chưa phân chia giai cấp. Theo nghĩa của từ, luật tục là những qui tắc xử sự mang tính dân gian, nguyên thủy, bản địa, không thành văn, hồn tồn mang tính chất khu biệt với luật nhà nước [83, tr.1]. Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng luật tục là “tồn bộ những ngun tắc ứng xử khơng
thành văn được hình thành trong xã hội, sau một thời gian dài áp dụng đã trở thành truyền thống và được mọi người tuân thủ” [114, tr.770]. Cùng quan điểm ấy, TS. Lê
Hồng Sơn cho rằng: “Luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số là phương ngôn, ngạn
ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần điệu chứa đựng các quy tắc xử sự chung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số, được cộng đồng bảo đảm thực hiện” [137, tr.864-865]. Như vậy, luật tục ở đây được nhìn nhận là những quy phạm
xã hội điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng, được mọi người tuân thủ và áp dụng trong quá trình tồn tại. Nhưng khái niệm này lại chưa thể hiện được bản chất sự tồn tại của luật tục cũng như hình thức tồn tại của nó.