Qua nghiên cứu các tài liệu, cơng trình có liên quan đến đề tài luận án về luật tục, HN&GĐ từ trước đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu đó đã đạt được một số kết quả sau:
- Nội dung những vấn đề mà các cơng trình nêu trên đề cập có ý nghĩa tham khảo rất quan trọng cho việc nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ. Và cũng là cơ sở để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp cho khu vực Tây Nguyên hiện nay.
- Những cơng trình nghiên cứu về luật tục, luật tục Tây nguyên và vai trò của luật tục đối với đời sống xã hội đã mang đến cái nhìn khái quát về lịch sử tồn tại, q trình phát triển của luật tục nói chung và luật tục các dân tộc Tây Nguyên nói
riêng từ các góc độ khác nhau nhưng đều tập trung làm rõ nội hàm khái niệm luật tục. Đây là điểm xuất phát rất quan trọng, là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để luận án tiếp tục đi sâu phân tích và xây dựng khái niệm về luật tục. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu về luật tục cũng đã nêu lên đặc trưng, các hình thức tồn tại, nội dung, việc thực thi luật tục và đặc biệt là những giá trị của luật tục.
Những cơng trình mà người nước ngồi nghiên cứu, sưu tầm về luật tục ở Tây Nguyên là do người Pháp từ thời còn cai trị thực hiện đã phần nào giúp chúng ta khám phá và đi sâu nghiên cứu luật tục ở đây, đó là cơ sở để so sánh, đánh giá và nhìn nhận sự vận động, biến đổi của luật tục các dân tộc Tây Nguyên trong thời gian qua, đặc biệt trong tình hình Nhà nước và các ngành nghiên cứu đang xem xét lại các giá trị truyền thống của các dân tộc. Những cơng trình nghiên cứu và sưu tầm về luật tục của các nước có giá trị cung cấp cơ sở để so sánh việc vận dụng, áp dụng luật tục của các nước trong thực tế, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này sẽ giúp đưa ra những giải pháp phù hợp với Việt Nam.
Bên cạnh đó, những cơng trình nghiên cứu sâu về luật tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta cũng chỉ ra những đặc điểm, nội dung, ưu điểm và hạn chế của luật tục, đặc biệt là các quy định liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ, đồng thời chỉ ra sự hiện diện và hiệu lực thực tế của luật tục cịn cao. Vì thế, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, việc vận dụng những quy định tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển đất nước của luật tục vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chính quyền cấp cơ sở là điều cần thiết; và một trong những giải pháp để vận dụng có hiệu quả luật tục trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện nay là pháp luật hóa những giá trị và những quy định phù hợp của luật tục để giữ gìn những quy định tiến bộ và phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật tục trong thực tế, góp phần đắc lực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Những cơng trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật hơn nhân gia đình và ảnh hưởng của luật tục đến thực hiện pháp luật hơn nhân gia đình đã trình bày khái quát về hơn nhân, gia đình truyền thống của một số dân tộc thiểu số của nước ta. Khái quát được một cách đầy đủ thực trạng, sự biến đổi về HN&GĐ của một số dân tộc ở Tây Ngun. Tuy nhiên, các cơng trình đó mới dừng lại dưới góc độ nêu lên những quy định của luật tục về HN&GĐ của một số dân tộc chưa phù hợp với luật HN&GĐ hiện hành mà chưa đi sâu phân tích đánh giá những mặt tích cực mà luật tục mang lại cũng như những ngun nhân dẫn đến những ảnh hưởng đó.
- Những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật hơn nhân gia đình ở Tây Nguyên bước đầu làm rõ quá trình hình thành và phát triển HN&GĐ các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; khai thác, phân tích đặc điểm chế độ mẫu hệ trong hơn nhân và gia đình nhất là những khía cạnh nhạy cảm chứa đựng, ẩn kín trong hình thái văn hóa xã hội đặc thù này và chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc duy trì các yếu tố hơn nhân, gia đình mẫu hệ ở đây; miêu tả, phân tích, hệ thống hóa các loại hình gia đình, tổ chức, chức năng, các mối quan hệ gia đình, một số lễ nghi gia đình truyền thống và sự biến đổi sang mơ hình gia đình hiện đại dưới những tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội hiện nay của gia đình một số tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Từ việc nghiên cứu truyền thống và sự biến đổi đó trong HN&GĐ, các cơng trình đã bước đầu rút ra nhận xét về những mặt tích cực, tiến bộ và những mặt tiêu cực hạn chế của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ của các tộc người hiện nay. Đồng thời góp phần xây dựng luận cứ khoa học để nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở khu vực Tây Nguyên, giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách kịp thời hồn thiện hoặc đề ra những chính sách phù hợp về dân số và kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nền văn hóa mới, gia đình mới phù hợp với từng dân tộc.