chịu [38, tr.197]. Tuy vậy, năm 2000, theo nhận định của Trần Đình Long, trong thực tế ở các bn làng Ê đê hiện nay, tình trạng ép dun hay cưỡng ép kết hơn vẫn cịn nhiều [137, tr.1027]. Điều này đã vi phạm nguyên tắc hôn nhân “tự nguyện” và vi phạm quy định cấm cưỡng ép kết hôn của Luật HN&GĐ.
Như vậy, luật tục đã tác động rất lớn đến nhận thức của người dân, ăn sâu, bám rễ trong tâm trí của họ và từ đó tác động trực tiếp tới hành vi của họ, vì thế, khi đến tuổi kết hôn, tự họ hoặc ông bà, cha mẹ những người thân trong gia đình lựa chọn luật tục để định hướng cho những hành vi ứng xử nhằm tránh việc đi chệch ra ngoài những quy định của luật tục của cộng đồng trong lĩnh vực này. Chính điều này đã làm cho luật tục tác động theo hai chiều hướng khác nhau là tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên.
3.1.2. Đối với việc thực hiện các quy định về tuổi kết hôn
Cả luật tục và luật HN&GĐ đều cho phép nam nữ chưa có vợ, có chồng được phép kết hơn với nhau khi đến tuổi trưởng thành. Nhưng độ tuổi được phép kết hôn được quy định trong luật tục thấp hơn trong Luật HN&GĐ hiện hành. Tuổi kết hôn của các DTTSTC Tây Nguyên theo luật tục khá sớm, khoảng 13 tuổi đến 17 tuổi, có sự chênh lệch giữa các tộc người với nhau. Khi nhìn dáng vóc thấy cơ thể đã phát triển đầy đặn, làm được mọi việc và đảm nhận được vai trò làm người cha, làm người mẹ của đôi nam nữ là họ được kết hôn. Ở đây, luật tục đã tác động đến việc lựa chọn cách ứng xử của người dân trong cộng đồng. Khi kết hôn, họ sẽ lựa chọn thực hiện kết hôn theo quy định của luật tục, một phần do trình độ thấp dẫn đến nhận thức về điều này cịn hạn chế, phần nữa là do thói quen trong việc thực hiện những quy định của luật tục. Chính vì vậy, theo báo cáo tham luận của Sở Tư pháp các tỉnh về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từ năm 2010 đến năm 2015 thì ở Gia Lai, tổng số cặp vợ chồng tảo hơn là 4.406 cặp, trong đó cả vợ, chồng chưa đến tuổi kết hơn là
1.504 cặp, chỉ có vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi kết hơn là 2.902 cặp. Ở Lâm Đồng có 851 cặp tảo hơn, trong đó cả vợ và chồng tảo hơn là 398 cặp, chỉ có vợ hoặc chồng tảo hôn là 453 cặp. Ở Đắc Nông là 233 cặp tảo hôn, ở Đắc Lắc là 802 cặp, 6 tháng đầu năm 2015 là 96 cặp. Còn ở Kon Tum, trong năm 2012 khảo sát 6 xã thuộc 3 huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông là 350 cặp tảo hôn và 06 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh hiện có 76 cặp tảo hôn [43].
Khi đi thực tế, tơi gặp rất nhiều trường hợp tảo hơn. Ví dụ, năm 2015 tại bon Bu prang xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắc Nơng có em Thị Nguyệt dân tộc M’nông, 13 tuổi đã kết hôn với em Lý Văn Cảnh dân tộc Dao mới 16 tuổi và em Thị
Lốc dân tộc M’nông, 14 tuổi kết hôn với em Điểu Kay, 19 tuổi dân tộc M’nông. Ngay ở vùng đô thị phát triển như Thôn K’Long C xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2013 có hàng loạt các trường hợp tảo hôn như KrăJan Mát Thiêu sinh năm 1996, em K’Lờn sinh năm 1996, K’ Jon sinh năm 1997, K’ Liên sinh năm 1997. Ở xã Dun, huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai năm 2015 có em Siu H’Thư, Ksor Hồng, Siu H’Nhi, Rơmah H’Soan đều kết hôn khi 16 tuổi. Hay như ở Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, khi hỏi về nạn tảo hôn, ông Nay Gun, cán bộ tư pháp xã Ia Hrú cho hay: “Hàng năm, trên địa bàn xã có khoảng 30 cặp tảo hơn. Các cặp vợ chồng ở đây
lấy nhau nếu tính độ tuổi, nữ đều ở tuổi 15 - 16, còn nam cũng chỉ 17 - 18 tuổi”. Chị
Siu H’An, cộng tác viên dân số ở làng Dư, xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh) tiếp lời: “Các cặp tảo hôn chủ yếu học đến lớp 5, lớp 6 rồi tạm biệt trường lớp, ở nhà “bắt chồng”, cưới vợ khi ở tuổi “trăng rằm”. Nguyên nhân của vấn đề này là do nhận thức của người dân còn thấp và bị chi phối theo phong tục của đồng bào Ja Rai ”.27
Tảo hôn là vấn đề mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm ngăn chặn và loại bỏ. Độ tuổi kết hôn trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên thấp dẫn đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ về độ tuổi kết hôn không được đảm bảo, nạn tảo hôn trở nên phổ biến trong cộng đồng, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến sức khỏe và đời sống của đồng bào DTTSTC Tây Nguyên, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nghèo bền
vững” trong vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên.
3.1.3. Đối với việc thực hiện quy định về thủ tục đăng ký kết hôn
Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành, Ủy ban nhân dân xã, phường có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn, tuy nhiên, đối với cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, việc kết hôn thường được thực hiện theo luật tục và phong tục tập quán mà khơng cần đăng ký kết hơn tại chính quyền địa phương. Điều này xuất phát từ phong tục tập quán về kết hôn của cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên. Chính những quy định về thủ tục kết hôn của luật tục đã tác động đến việc thực hiện quy định về thủ tục đăng ký kết hôn trong luật. Thủ tục cưới xin theo luật tục làm xong tức là đơi nam nữ đã chính thức là vợ chồng. Điều này dẫn đến khó khăn trong cơng tác quản lý việc đăng ký kết hơn của chính quyền cấp xã. Cũng chính vì kết hơn theo thủ tục của luật tục mà những cặp tảo hơn chính quyền địa phương khơng quản lý được, gây ra rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý nói riêng và làm cho mục đích của hơn nhân cũng như những đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc theo quy định của luật HN&GĐ bị xâm phạm. Theo số liệu thống kê của tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2010 đến năm 2014