Nhật ký thực tế tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tháng 8/

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 86 - 87)

[134] trong khi đó ở Gia Lai tổng số cặp kết hơn cận huyết thống thống kê được là 360 cặp, trong đó, địa bàn có cặp kết hơn cận huyết thống nhiều nhất là huyện Krông Pa với 275 cặp, Ia Pa 39 cặp, Ayun Pa 32 cặp [44].

Ví dụ, trường hợp con của bà Rơdy, ở thơn K’lót, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cưới người con trai của người cậu ruột của mình cùng thơn. Hay ở thơn Próh Ngó, xã Próh, huyện Đơn Dương có chị Bơ nhơng Ma, cưới con trai của người cơ ruột mình là Jơrlơng Ya Thiêng; ở Thôn K’ Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2013 có K’ Huy, K’ Song, K’ Sin đều kết hôn con cô con cậu13. Năm 2014 ở làng Kia, xã Nhơn Hoà, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, con gái bà Siu H’Kli là Siu H’ Hiam lấy con trai ông Siu Lel là Kpuih Đô ở cùng làng và bà Siu H’Kli là chị gái của ông Siu Lel; Ở Đắc Lắc “Bn Ea Bơng, năm 2011 con gái của Phó Chủ tịch xã cưới chồng kiểu con cô

- con cậu. Bây giờ tụi nó bỏ nhau rồi. Nghe đâu xích mích gì giữa chị em”14. Mới cách đây khoảng 1 tháng, ở buôn Tông Sê, xã Ia Trôk, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai có em Rơ Châm HUk sinh năm 2002, đang là học sinh lớp 8, bỏ học lấy chồng là Ksor Âu sinh năm 1999. Không chỉ kết hơn chưa đúng độ tuổi mà điều đáng nói là Uk và Âu lại là chị em cô cậu. Bố đẻ của Âu là em trai của mẹ đẻ Uk15. Như vậy, quy định cho phép kết hôn con cô con cậu của luật tục đã dẫn đến sự vi phạm pháp luật HN&GĐ về điều kiện kết hôn hay làm xuất hiện các quan hệ hôn nhân cận huyết thống, qua đó cản trở việc thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong lĩnh vực này.

Vấn đề hơn nhân cận huyết thống là vấn đề đáng quan ngại ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và trong cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên nói riêng. Điều này đã vi phạm vào những trường hợp cấm kết hôn được quy định trong luật HN&GĐ “kết

hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”. Nó sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến các thế hệ

sau này về thể chất và tinh thần, làm cho người DTTSTC Tây Nguyên rơi vào vịng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật.

Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên còn quy định về “nội hơn tộc người” tức là chỉ khuyến khích nam, nữ được kết hơn, xây dựng gia đình với những người trong tộc người của mình, điều này tạo nên hạn chế khi thực hiện nguyên tắc tự nguyện được quy định trong luật HN&GĐ. Khi phỏng vấn các đối tượng trong thực tế, nhiều ngườoi được hỏi cho biết, nếu kết hôn với người ngoại tộc thì nàng dâu hay chàng rể một số

13 Nhật ký thực tế tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tháng 8/2016

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 86 - 87)