Ảnh hưởng tích cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 65 - 68)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.3.4. Ảnh hưởng tích cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình

nhân và gia đình

Với vai trị là cơng cụ hữu hiệu nhất để nhà nước thực hiện việc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ, pháp luật HN&GĐ ban hành phải thực sự phát huy được mục đích đặt ra, có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ được nhà nước dự liệu. Ngược lại, nó khơng đạt được mục đích khi các tổ chức, cá nhân trong xã hội khơng thực hiện và chấp nhận nó. Do vậy, để pháp luật HN&GĐ thực sự đi vào đời sống xã hội, được các chủ thể thực hiện nghiêm túc ngoài việc những quy định ấy phải bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn phải phù hợp với những truyền thống, phong tục tốt đẹp có từ lâu đời, ăn sâu vào trong cách sống, cách nghĩ của mỗi chủ thể.

Đối với các DTTSTC Tây Nguyên, mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống tạo nên nét riêng trong lĩnh vực HN&GĐ thì việc để pháp luật HN&GĐ thực sự đi vào cuộc sống của họ có ý nghĩa quan trọng. Trong khí đó, các DTTS chủ yếu sống ở những buôn, làng vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi, cuộc sống của họ cịn nhiều khó khăn và gắn liền với thiên nhiên. Để điều chỉnh những hành vi phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ, thì luật tục của mỗi dân tộc vẫn đóng vai trị chủ yếu, bởi nó phát sinh và tồn tại từ rất lâu trong cộng đồng. Chính vì vậy, Luật tục có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.

Ảnh hưởng tích cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ xuất phát từ những quy định của luật tục phù hợp với pháp luật HN&GĐ. Những quy định như nguyên tắc kết hôn, trường hợp cấm kết hôn, phân chia tài sản, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình… là những quy định tương đồng, không những thế, bằng các quy định của mình, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy phạm pháp luật HN&GĐ cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tư duy của người dân trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, giúp cho việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ, trong các quy định cấm kết hơn, pháp luật HN&GĐ cấm kết hơn đối với những người có cùng dịng máu trực hệ ba đời, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cũng có những quy định tương tự, nhưng chỉ ra từng trường hợp kết hôn cụ thể. Hay luật tục các DTTSTC Tây Nguyên quy định loạn luân là một tội lớn vì các dân tộc rất coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn nịi giống, đặc biệt quan tâm đến hai lĩnh vực rất quan trọng của đời sống gia đình, đó là quan hệ vợ chồng và quan hệ các con. Như có các điều về giáo dục vợ chồng, tội xúi giục vợ, chồng người khác …(luật tục Ê đê); tội con bỏ cha mẹ khơng chăm sóc, điều con đánh cha mẹ, điều bán trẻ mồ côi…(luật tục M’nông). Luật tục có những điều luật xử phạt những người vu khống người khác ngoại tình, dẫn đến tan vỡ gia đình, hay những điều phạt về tội ngược đãi vợ con…Những quy định trong luật tục đều bảo vệ sự bền vững của hôn nhân, bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, bảo vệ trách nhiệm giữa cha mẹ và các con …tất cả những quy định này đều có nét tương đồng với pháp luật hiện hành của nhà nước ta tạo nên giá trị hỗ trợ, bổ sung và thay thế của luật tục với pháp luật HN&GĐ.

Trong trường hợp các quy phạm pháp luật HN&GĐ, với trình độ khái quát cao, chưa xâm nhập được vào đời sống xã hội người DTTS, hoặc pháp luật chưa có cách truyền tải hết nội dung điều chỉnh, để tác động có hiệu quả vào ý thức người dân trong vùng DTTS thì những quy định của luật tục về lĩnh vực này, với đặc điểm riêng, đã có phương thức tác động hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ “vai trị thay thế của luật tục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

điều kiện hiện nay, khi mà pháp luật chưa tìm được cách thức truyền tải có khả năng tác động sâu sắc đến ý thức của các cá nhân trong cộng đồng đồng bào dân tộc” [137, tr.8]. Từ đó, giúp người dân tiếp cận với pháp luật HN&GĐ dễ dàng hơn,

thực hiện pháp luật HN&GĐ hiệu quả hơn. Hoặc khi pháp luật HN&GĐ chưa có các quy phạm pháp luật hay các quy phạm pháp luật chưa đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, do pháp luật chưa dự

liệu, hay chưa thể dự liệu hết mọi tình huống, mọi quan hệ xã hội xảy ra trong cộng đồng người DTTS, trong khi luật tục đã có các quy định đang tác động tích cực, có hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đó thì việc thực hiện những quy định của luật tục về HN&GĐ phù hợp với nguyên tắc của pháp luật HN&GĐ và không trái với chuẩn mực về truyền thống đạo đức xã hội sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật HN&GĐ. Chẳng hạn, trong cộng đồng người DTTSTC Tây Ngun, ly hơn chỉ có ý nghĩa khi họ đã thực hiện việc cúng tạ tội, vì thế, đối với một vụ ly hơn, sau khi có quyết định xử cho ly hơn của Tịa án mà có thêm lễ cúng tạ tội theo luật tục thì bản án ly hơn của Tịa án sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác hơn.

Ảnh hưởng tích cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ còn thể hiện trong việc người dân tộc sử dụng pháp luật HN&GĐ kết hợp với luật tục của dân tộc họ để bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân khi bị xâm phạm. Ví dụ khi ly hơn và phân chia tài sản, nếu theo luật tục chỉ cần già làng cho phép như lúc kết hơn và đền tài sản như đã hứa thì ngày nay, ngồi xử lý theo luật tục có sự chứng kiến của già làng, họ đã gửi đơn ra Tòa án yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản sau hôn nhân, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với các con sau ly hôn… Họ thực hiện quy định của luật tục bằng niềm tin tín ngưỡng của mình, điều này, đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật HN&GĐ có hiệu quả hơn. Người dân đã nhận thức được vai trò của pháp luật trong đời sống của họ nên việc chấp hành một số quy định của pháp luật HN&GĐ đã được người dân thực hiện một cách tự giác như một thói quen, ví dụ, việc đăng ký kết hơn, ly hơn… Đặc biệt là những trí thức người đồng bào dân tộc thiểu số, họ có ý thức hơn và chấp hành quy định này nghiêm chỉnh hơn. Như vậy, ngoài việc sống và thực hiện nghiêm túc những quy định của luật tục trong cộng dân tộc mình, đồng bào các dân tộc thiểu số đã sử dụng pháp luật của nhà nước thực hiện những quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Và như vậy, pháp luật HN&GĐ đã thực sự đi vào cuộc sống của họ và được họ tự giác thực hiện.

Có ý kiến cho rằng, khi pháp luật được sử dụng nhiều trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và phát huy tốt tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì luật tục sẽ dần trở nên mờ nhạt trong việc điều chỉnh các hành vi phát sinh trong cộng đồng người này. Có thể thấy, đây là một ý kiến chưa toàn diện, khi pháp luật được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thì cùng với sự nhận thức tiến bộ đối với pháp luật, người dân sẽ nhận thức được những quy định nào là lạc hậu, không phù hợp cho sự phát triển của cộng đồng mình; từ đó sẽ

khơng sử dụng và sẽ loại bỏ dần những quy định đó. Cịn đối với những quy định tiến bộ của luật tục, phù hợp với những quy định của pháp luật, thì việc nhận thức được vai trò của pháp luật sẽ càng làm cho vai trò của luật tục được củng cố trong việc điều chỉnh hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ sẽ nhận thức được những quy định của luật tục cũng tương tự như quy định của pháp luật, vì thế việc điều chỉnh hành vi của mình sao cho khơng vi phạm quy định của luật tục nói riêng và pháp luật nói chung càng được thực hiện một cách nghiêm túc. Như vậy, pháp luật là môi trường làm cho luật tục tồn tại và không ngừng phát triển hơn trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nước ta. Không những vậy, khi pháp luật được thực thi tốt trong vùng DTTS sẽ là cơ sở để phát sinh những quy định mới trong luật tục, như những quy định liên quan đến việc lựa chọn dân tộc cho con hay lựa chọn họ cho con… Đây là những quy định tiến bộ mới trong luật tục xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật của các DTTSTC Tây Nguyên và là minh chứng cho thấy pháp luật và luật tục tồn tại song song trong vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh ở buôn làng của đồng bào DTTS.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w