Khái niệm và đặc điểm của luật tục quy định về hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 48 - 50)

4 Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu điều tra dân số và nhà ở năm

2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của luật tục quy định về hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên

trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên

Ở hình thức tồn tại đầu tiên của luật tục trong quá trình phát triển, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cũng rất đa dạng, tính đa dạng của nó thể hiện trong nội dung của luật tục, trong mỗi bản luật tục của mỗi cộng đồng, nhưng về cơ bản, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên có những đặc điểm chung được thể hiện trong nội dung của luật tục điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. Xem xét nội dung các bản luật tục của các dân tộc tại chỗ ở đây, cho thấy vấn đề HN&GĐ là một trong những nội dung chiếm đa số của luật tục, là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người và là hiện tượng có liên quan chặt chẽ với tồn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức… Dưới góc độ như đã nêu, có thể hiểu luật tục quy định về HN&GĐ của các DTTSTC Tây Nguyên: là một phần của luật tục bao

gồm những câu phương ngơn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần có điệu chứa đựng các quy tắc xử sự về cách ứng xử, phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng tơn giáo trong lĩnh vực HN&GĐ để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, được nhiều thế hệ trong một cộng đồng xây dựng và lưu truyền, được mọi thành viên trong cộng đồng đó thực hiện một cách tự giác.

Từ quan niệm trên và từ nội dung của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên quy định về HN&GĐ cho thấy, ngoài những đặc điểm chung của luật tục, luật tục các DTTSTC Tây Ngun quy định về HN&GĐ cịn có những điểm đặc thù như:

Một là, vấn đề HN&GĐ là một phần quan trọng trong nội dung của luật tục, chính

vì vậy, cũng giống như các quy định khác của luật tục nói chung, bao gồm cách thức ứng xử và những hình phạt nếu vi phạm những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ. Các quy định này được hình thành và phát triển một cách tự phát từ nhu cầu của cộng đồng để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ như nguyên tắc kết hôn, nghi thức của hôn nhân (về người làm mối, lễ đính hơn, lễ trao vịng...), các trường hợp thường xảy ra trong hôn nhân, các tội liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ như loạn luân, ngoại tình, khơng chăm sóc cha mẹ…

Hai là, những quy tắc xử sự trong lĩnh vực HN&GĐ được hình thành từ những

phong tục tập quán, lễ nghi và được bổ sung dần qua nhiều thế hệ nên không xác định được ai là người sáng tạo ra, mà nó là sáng tạo chung của cả cộng đồng. Nó là sự nhất trí của cộng đồng, được hình thành do thói quen tích lũy dần từ đời này đến đời khác, là ước vọng và ý chí chung của cộng đồng nhằm xây dựng và bảo vệ gia đình bền vững, bảo vệ quyền của từng thành viên trong gia đình, được mọi người cùng chấp

nhận và cùng thực hiện. Bên cạnh đó, nó xuất phát từ những phong tục tập quán liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ nên ranh giới giữa luật tục và phong tục, tập quán là rất mong manh và khó nhận biết.

Ba là, luật tục quy định về HN&GĐ chiếm số lượng lớn trong nội dung mỗi bản

luật tục của các DTTSTC. Đến nay, trong lĩnh vực này, vai trò của luật tục trong điều chỉnh các quan hệ liên quan đến HN&GĐ vẫn giữ vai trò lớn, ảnh hưởng nhiều trong đời sống đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên. Bởi những quy định ấy đã ra đời, tồn tại và ăn

sâu bám rễ vào tâm trí của người DTTSTC nơi đây. Họ thực hiện những quy định ấy như

một thói quen, thêm vào đó, niềm tin tín ngưỡng cũng chi phối đến ý thức thực hiện luật tục trong lĩnh vực này của họ.

Bốn là, đến thời điểm hiện nay, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên nói chung và

nội dung quy định về HN&GĐ vẫn tồn tại dưới dạng không thành văn, là những câu ca, những lời nói vần hoặc là những thực hành xã hội gắn liền với đời sống hàng ngày của đồng bào DTTSTC Tây Nguyên. Chỉ một vài luật tục được các nhà khoa học nghiên cứu, sưu tầm và ghi chép lại, tuy nhiên cũng mới chỉ ở mức độ ít, mang tính địa phương và dưới góc độ nghiên cứu cịn đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên vẫn ghi nhớ luật tục nói riêng và luật tục quy định về HN&GĐ để thực hiện một cách tự giác.

Năm là, luật tục quy định trong lĩnh vực HN&GĐ là một hình thức văn hóa pháp

luật. Tính văn hóa xuất phát từ con đường hình thành và nội dung chứa đựng trong những quy định của luật tục quy định về lĩnh vực này. Luật tục quy định về HN&GĐ chính là cách ứng xử của con người đối với xã hội, thể hiện qua các mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bao gồm quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, quan hệ giữa các anh em trai, chị em gái với nhau…, đó cịn là các phong tục lễ nghi trong cưới, hỏi, giải quyết mâu thuẫn, ly hơn... Nếu hiểu văn hóa theo nghĩa là việc cúng lễ, tế tự và các thuần phong mỹ tục, thì hàm lượng văn hóa trong luật tục quy định về HN&GĐ khá đậm vì nó quy định cụ thể các lễ nghi liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ, bởi ngoài phạt đền, bất cứ vi phạm nào cũng có hình thức cúng tạ tội với thần linh.

Bản thân những quy định của luật tục trong lĩnh vực này chính là văn hóa, nên việc thực hiện những quy định của luật tục về HN&GĐ cơ bản dựa trên nguyên tắc tự nguyện của mỗi cá nhân, coi đó như là lương tâm, tình cảm, trách nhiệm, đạo đức của mỗi người. Ai vi phạm các quy định của luật tục thì khơng những phải chịu các hình phạt mà cịn bị dư luận xã hội phê phán, chê cười. Theo quan niệm, luật tục là cái gì đó thiêng liêng truyền lại từ tổ tiên xưa, là yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, việc vi phạm

những quy định của luật tục không chỉ đi ngược lại lợi ích của cộng đồng mà cịn xúc phạm tới thần linh, trước sau sẽ bị thần linh trừng phạt chính bản thân họ và trừng phạt cả cộng đồng. Đó là khía cạnh văn hóa hết sức độc đáo của luật tục các DTTSTC Tây Ngun mà khơng thể có được ở pháp luật hiện hành. Chính vì vậy, đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên thực hiện luật tục một cách tự nguyện, tự giác với tư cách họ là chủ nhân của cộng đồng, nên thơng qua văn hóa luật tục để điều chỉnh hành vi của cá nhân trong cộng đồng, hay đó chính là “văn hóa pháp luật”.

Sáu là, luật tục quy định về HN&GĐ rất đa dạng. Tính đa dạng bắt nguồn từ ngay

cơ sở xã hội và cơ sở văn hóa để hình thành nên những quy định của luật tục về HN&GĐ. Luật tục quy định về lĩnh vực HN&GĐ được cả cộng đồng tích lũy, xây dựng nên trong q trình lịch sử, đó là sự đồng thuận, nhất trí từ bên trong của mỗi cộng đồng làng bn, nó mang lại lợi ích, đảm bảo trật tự cho riêng từng cộng đồng ấy. Mỗi cộng đồng đều có những lợi ích riêng, xuất phát từ những hồn cảnh xã hội, điều kiện kinh tế, mơi trường văn hóa mang tính đặc thù, do vậy luật tục - “thứ cương lĩnh tinh thần” của họ cũng thể hiện khác nhau. Khơng có bộ luật tục nào hay những quy định về HN&GĐ nào chung cho cả một dân tộc, mà chỉ có luật tục phù hợp với từng bn, plei, bon của mỗi nhóm dân tộc hay nhóm địa phương. Chính sự phù hợp của những quy định luật tục về HN&GĐ ở từng buôn, bon, plei phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa tộc người và chính trong bản thân mỗi dân tộc6, tạo nên tính đa dạng của luật tục của các DTTSTC Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w