Thức pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 75 - 77)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.4.4. thức pháp luật của người dân

Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới đó, từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người. Luật tục ra đời trong điều kiện nhận thức của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Ngun cịn có nhiều hạn chế, chính vì vậy, ở những mức độ khác nhau, nó có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến luật tục trong giai đoạn hiện nay. Cả trình độ nhận thức và học vấn đều là những yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đến sự ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ. Trên thực tế, sự chi phối này tác động đến sự ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ ở nơi này hay nơi khác, ở dân tộc này hay dân tộc khác có biểu hiện khác nhau trước hết là do nhận thức về vị trí, vai trị của pháp luật, luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ và mối quan hệ, tác động giữa chúng. Nhận thức của con người là một q trình, nó bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau như khách quan, chủ quan, bởi vậy, không phải ở đâu, trong thời gian nào, trong điều kiện hồn cảnh nào con người cũng có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đối tượng. Trong khi đó, pháp luật và luật tục lại là những hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, bởi vậy, để nhận thức đúng đắn về chúng là một điều khơng đơn giản. Ngày ngay, pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ được xác định là công cụ quan trọng nhất trong quản lý xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, nhưng pháp luật không phải là công cụ vạn năng, và cũng không phải là công cụ duy nhất, đối với đồng bào các dân tộc tại chỗ Tây Ngun bên cạnh pháp luật cịn có luật tục điều chỉnh vấn đề liên quan đến HN&GĐ. Khi nhận thức được những hạn chế vốn có của pháp luật đồng thời cũng nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của luật tục, người ta sẽ kết hợp một cách hài hòa giữa pháp luật và luật tục. Khi sự nhận thức không đúng về từng yếu tố cũng như mối quan hệ hay sự tác động giữa chúng sẽ dẫn đến pháp luật được xây dựng không phù hợp với luật tục, việc tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật không dựa trên những quy định của pháp luật làm cho ảnh hưởng, tác động này trở nên méo mó, biến dạng, một chiều hoặc phủ định và cản trở nhau...

Ở khía cạnh khác, khơng nhận thức được mặt tích cực, giá trị to lớn của luật tục đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, có thể dẫn đến việc phủ định sạch trơn quá khứ, coi mọi biểu hiện của quá khứ đều là tàn dư cần phải xóa bỏ, làm cho chúng dần dần bị mai một trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, gây ra những hệ lụy to lớn, chẳng những làm cho truyền thống, văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu

số bị đứt đoạn mà có thể cịn làm cho vi phạm pháp luật gia tăng, đời sống xã hội trở nên mất ổn định.

Nhận thức khơng đúng về vai trị, vị trí của pháp luật và luật tục cịn dẫn đến pháp luật không được xây dựng trên cơ sở của luật tục, không phù hợp với những quy định của luật tục, bởi vậy không những không phát huy được vai trò của luật tục trong việc thúc đẩy thực hiện pháp luật, mà còn gây ra sự cản trở mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Trong việc tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, nhận thức không đúng về pháp luật, luật tục cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến nhau sẽ dẫn đến một sự thờ ơ, vơ cảm, vơ tình, đó là một sự nguy hại không nhỏ trong đời sống.

Nếu đa số người dân có trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật thì họ sẽ tích cực tham gia vào việc thực hiện pháp luật, đánh giá mức độ ảnh hưởng, khuynh hướng ảnh hưởng của luật tục đến pháp luật dựa vào chuẩn mực pháp lý; nhờ đó dễ đi đến thống nhất ý kiến chung, tạo nên khuynh hướng ảnh hưởng tích cực, đúng đắn, hợp lý. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành ảnh hưởng tích cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ. Khi người dân có trình độ hiểu biết pháp luật nhất định về pháp luật thì những người cán bộ lãnh đạo áp dụng pháp luật cũng phải nâng cao trình độ hiểu biết của chính mình. Điều đó có nghĩa là họ cần có ý thức pháp luật ở trình độ cao hơn.

Ngược lại, những người dân có rất ít hoặc khơng nắm được kiến thức, hiểu biết về pháp luật thường khơng hoặc ít tham gia các sự kiện pháp lý và chọn giải pháp “án binh bất động” vì đây là giải pháp an tồn khi họ khơng có các “chuẩn mực pháp luật” và như vậy dẫn đến tình trạng họ sẽ có những hành vi sai lệch, vi phạm. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật. Cán bộ cơ sở giải quyết cơng việc đúng pháp luật nhưng có những người dân vẫn cho là sai, vì họ khơng nắm được quy định của pháp luật. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc họ bức xúc, mất niềm tin vào pháp luật và chủ trương của Đảng.

Ý thức pháp luật cịn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, đối với người áp dụng pháp luật và cả người bị áp dụng, đối với người quản lý và cả người bị quản lý. Khi chủ thể có tri thức pháp luật, họ có niềm tin vào pháp luật, thấy được giá trị của việc tôn trọng và thực hiện chính xác đầy đủ các quy định của pháp luật, từ đó họ tự giác tuân theo pháp luật và vận động người khác cùng làm theo pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và đối tượng của áp dụng pháp luật cũng như chủ thể quản lý và chủ thể bị quản lý đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác phù hợp với pháp

luật để có đủ khả năng bảo vệ lợi ích cho mình, lợi ích cho các chủ thể khác và lợi ích của tồn xã hội.

Nếu nói luật tục là hệ thống các quy ước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì đó là hệ thống thấm đẫm ý thức cộng đồng, chi phối toàn bộ các lĩnh vực xã hội, các mối quan hệ khác nhau mà đặc biệt là mối quan hệ HN&GĐ. Có thể nói, ý thức cộng đồng là cái rất tự nhiên, là lẽ phải, là quy luật, người nào làm gì trái với ý thức cộng đồng sẽ bị cộng đồng khuyên răn, giáo dục hoặc trừng phạt. Ý thức cộng đồng thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực HN&GĐ, đó là quan hệ một người vì tất cả và tất cả vì một người, là quan hệ bình đẳng, tương trợ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, tư tưởng đó là một truyền thống, là sức mạnh, động lực cũng là cái cản trở, hạn chế sự phát triển hiện nay.

Trong quan hệ xã hội, quan hệ HN&GĐ, tính cộng đồng chính là biểu trưng cho sức mạnh của sự đồn kết, gắn bó. Bởi vậy mỗi khi ai đó vi phạm luật tục thì tội trạng của họ được bàn luận công khai và họ bị đem ra xử kiện trước đơng đảo dân làng.

Tồn bộ nền tảng kinh tế và xã hội đó đã được phản ánh trong luật tục thông qua một lối tư duy cịn mang tính cụ thể, trực quan và kinh nghiệm. Tất nhiên cùng với những sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc, luật tục cũng có những biến đổi cả về nội dung và hiệu lực của nó. Một số quy định của luật tục đã tự tiêu vong, một số quy định khác bị biến đổi về nội dung hay bị giảm hiệu lực ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, do trình độ kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số ít biến đổi và chậm phát triển như hiện nay, nên về cơ bản luật tục vẫn tồn tại với những nội dung truyền thống của nó.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w