7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ
2.2.3. Các hình thức thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình
Pháp luật HN&GĐ là một bộ phận cấu thành nên hệ thống pháp luật nước ta nên nó cũng sẽ bao gồm bốn hình thức thực hiện pháp lt nói chung, đó là:
Thứ nhất, tuân theo (tuân thủ) pháp luật HN&GĐ. Là hình thức thực hiện pháp
luật mà các chủ thể pháp luật HN&GĐ kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật HN&GĐ cấm.
Chẳng hạn, không kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo, tảo hôn, không cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hơn, cản trở việc kết hơn…; hoặc người đang có vợ, có chồng khơng chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng khơng kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ…
Thứ hai, thi hành (chấp hành) pháp luật HN&GĐ. Là hình thức thực hiện pháp
luật HN&GĐ, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ: khi người vợ hoặc người chồng bày tỏ tình cảm yêu thương, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình với người kia; hoặc khi cha, mẹ thực hiện hành vi yêu thương, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con…
Thứ ba, sử dụng pháp luật HN&GĐ: là hình thức thực hiện pháp luật HN&GĐ,
trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình trong quan hệ HN&GĐ (nghĩa là thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Chẳng hạn một người con xin nhận cha mẹ của mình, hoặc một cặp nam nữ đủ điều kiện kết hôn đến UBND xã, phường yêu cầu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho họ…
Thứ tư, áp dụng pháp luật HN&GĐ: là hình thức thực hiện pháp luật HN&GĐ,
trong đó Nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật HN&GĐ thực hiện các quy phạm pháp luật HN&GĐ nhằm đưa các quy định của pháp luật về HN&GĐ đi vào cuộc sống. Ví dụ, UBND xã, phường cấp giấy chứng nhận kết hơn cho một cặp nam nữ nào đó khi họ đủ điều kiện, hoặc Tịa án nhân dân giải quyết vụ việc ly hơn của một cặp vợ chồng nào đó…
Như vậy, pháp luật HN&GĐ được thực hiện qua bốn hình thức là: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật HN&GĐ có sự khác biệt so với các hình thức thực hiện pháp pháp luật còn lại. Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể pháp luật HN&GĐ đều có thể thực hiện được thì áp dụng pháp luật lại là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Áp dụng pháp luật được xem là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó đồng thời là hình thức các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật HN&GĐ khác thực hiện các quy định của pháp luật HN&GĐ.