Ảnh hưởng luật tục đến việc lựa chọn và thực hiện hành vi của các chủ thể

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 62 - 65)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.3.3. Ảnh hưởng luật tục đến việc lựa chọn và thực hiện hành vi của các chủ thể

hiện nó. Khi nhận thức và thái độ có những biến đổi và có những hạn chế, hành vi của con người cũng bị hạn chế theo. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật HN&GĐ, nếu các chủ thể nhận thức đúng đắn sẽ có những hành vi đúng đắn. Ví dụ nếu họ nhận thức được đủ tuổi kết hôn mới được kết hơn và được đăng kí kết hơn thì họ sẽ không tảo hôn nữa, hay hiểu được hơn nhân con cơ con cậu tính theo dịng mẹ là hơn nhận cận huyết thống thì họ sẽ khơng thực hiện nữa. Tuy nhiên, vấn đề này tương đối khó thực hiện do nhận thức của đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên còn hạn chế. Họ ứng xử theo thói quen, theo kinh nghiệm và theo luật tục dẫn đến thái độ, nhận thức và việc lựa chọn hành vi của họ nhiều khi chưa phù hợp với nội dung của pháp luật HN&GĐ.

2.3.3. Ảnh hưởng luật tục đến việc lựa chọn và thực hiện hành vi của cácchủ thể chủ thể

R.E. Park có câu nói nổi tiếng: “con người khơng sinh ra là người ngay, mà trở

của việc dạy dỗ cá nhân là giống nhau, nhưng kết quả dạy dỗ lại khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống kinh tế khác nhau, gia đình kiếm được những phương tiện thỏa mãn nhu cầu khác nhau, cộng đồng và văn hóa cộng đồng cũng khác nhau. Quá trình hình thành cá tính và sự thích nghi của con người trong cộng đồng dựa vào sự dạy dỗ và giao tiếp với một nền văn hóa, cho phép con người hiểu được nền văn hóa đó và hành động có ý thức trong khn khổ của nó. Bằng q trình ấy, một nền văn hóa nhào nặn những thành viên mới của xã hội, dạy cho họ xử sự như thế nào, nên làm gì để đặt ra cho mình những mục đích sống chủ yếu và đạt được những mục đích ấy.

Chúng ta là sản phẩm tập thể, có khi được tạo nên trong những quá trình lâu dài, là bộ phận hợp thành cơ bản của văn hóa mỗi cá nhân và mỗi tập thể. Trong nền văn hóa của mỗi cộng đồng, có những hệ thống giá trị nhất định trong thang bậc giá trị nhất định được chấp nhận. Trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, thang bậc ấy ràng buộc những thành viên xã hội một cách nghiêm ngặt hơn. Có những giá trị mà việc tơn trọng chúng được cả cộng đồng coi là quan trọng và bắt buộc tất cả các thành viên tuân theo khơng điều kiện; cũng có những giá trị khác được coi là kém quan trọng hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực HN&GĐ, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cho rằng, loạn luân là một trong những tội nặng và khi phạm vào tội này khơng chỉ phải mang tội với gia đình, với dịng họ và cộng đồng mà cịn bị Yang phạt. Hay có thai khi chưa có chồng, nếu làm lễ cúng phạt sẽ coi như khơng có chuyện gì xảy ra và khơng có tội.

Hệ thống giá trị quyết định việc lựa chọn những phương tiện thỏa mãn nhu cầu và lợi ích, quyết định những xu hướng được ưa thích hơn. Cịn mỗi cá nhân xử sự như thế nào trong những hoàn cảnh nhất định, giải quyết các vấn đề riêng biệt như thế nào để khỏi xung đột với người khác, giải quyết các xung đột như thế nào khi lợi ích của mình bị đụng chạm - điều đó được quyết định bởi “khn mẫu” hành động hay nói rộng hơn “khn mẫu” hành vi, và những khuôn mẫu ấy được xác lập trong khn khổ mỗi nền văn hóa, do tạo ra khả năng hiểu được nhau, nên đã làm cho hành vi của người khác có thể hiểu được và cho phép tác động có kết quả đến người khác. Đó là nhân tố thống nhất hành vi của cá nhân và nhóm cộng đồng. Là khu vực hội nhập vào Việt Nam muộn nhất, trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, những quy định của luật tục về HN&GĐ vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ trong điều chỉnh hành vi của cộng đồng. Đó là những chuẩn mực, những giá trị là cơ sở để buộc các thành viên trong cộng đồng thực hiện, tuân theo.

Những quy định ấy của luật tục ảnh hưởng đến tiến trình đời sống xã hội bằng cách thiết lập những kiểu mẫu về hành vi, thể chế...khuôn mẫu thể hiện tính hợp thức

của tiến trình các hiện tượng, được thừa nhận trong một nền văn hóa nhất định, “văn hóa

rừng” đó là một sơ đồ đã được xác lập, cho phép đọc được và hiểu được một hành

vi. Lối sống cộng đồng, đó được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật HN&GĐ. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ làm cơng tác pháp luật dễ dàng hơn trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về HN&GĐ đến với người dân. Sức mạnh của tinh thần đồn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tư pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật HN&GĐ. Khi truyền thống buôn làng được phát huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được và cái chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật HN&GĐ. Tính cộng đồng ấy có được, gắn kết được là do thói quen sinh hoạt, do nếp nghĩ và do những quy định của luật tục thể hiện tính cố kết và tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Nhưng nếu đề cao quá tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhân, cái tôi bị triệt tiêu, ý thức cá nhân và hành vi cá nhân cũng bị đặt vào lối xử thế “hịa cả làng”. Tình trạng này khiến cho cán bộ khi phải đối mặt với những việc làm sai trái,

khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, thì họ thường tìm cách né tránh trách nhiệm cá nhân và muốn đó là trách nhiệm tập thể. Bên cạnh đó tính cộng đồng thường là cái cớ được cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật dùng để biện minh cho thói quen ỷ lại vào tập thể và tâm lý an phận thủ thường. Chính điều này làm hạn chế năng lực sáng tạo, sự chủ động và quyết đốn của họ trong điều hành, giải quyết các cơng việc chung từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật HN&GĐ.

Trong khi đó, đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên, trình độ hiểu biết pháp luật HN&GĐ của họ cịn có những mặt hạn chế nhất định vì các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhận thức pháp luật HN&GĐ của họ, chủ yếu dựa trên sự nhìn nhận và thông qua hành vi, hoạt động, cách ứng xử của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Nhận thức pháp luật HN&GĐ của người dân chính là nền móng tạo nên khn mẫu tư duy của họ đối với các vấn đề pháp luật đó, là cơ sở để họ đưa ra các nhận định, đánh giá lựa chọn và quyết định hành vi. Khuôn mẫu tư duy của người dân thường là những quan niệm đơn giản nhưng cũng rất đúng đắn, được họ tiếp nhận, tích lũy từ các kênh thơng tin khác nhau và trở thành cái thường trực trong tâm trí họ. Sự tồn tại của những khn mẫu tư duy là rất cần thiết, là nền tảng để họ hiểu về các vấn đề pháp luật; chúng tạo cơ sở để nhân dân đưa ra các phán xét, đánh giá về hành vi, cách ứng xử... nó tác động mạnh mẽ đến ý thức pháp luật và hành vi pháp luật. Chính vì thế, đồng bào các dân tộc

tại chỗ Tây Nguyên thực hiện pháp luật HN&GĐ một cách mặc nhiên khi pháp luật HN&GĐ phù hợp với những quy định của luật tục trong lĩnh vực ấy chứ không phải bản thân họ hiểu biết pháp luật HN&GĐ để thực hiện.

Mác và Ăng ghen đã nói rằng “con người phải sống để làm ra lịch sử” [69, tr. 26] và Lê Duẩn cũng quan niệm: “Trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, khơng phải

nhất thiết chỉ có một khả năng, mà ln ln có thể có nhiều khả năng tiến lên và sự vật tiến lên theo khả năng này hay khả năng kia còn tùy thuộc vào ý định của con người…Sự phát triển của lịch sử là kết quả của sự thống nhất biện chứng của những nhân tố khách quan và chủ quan” [23, tr. 6-7]. Nếu tính tất yếu của đời sống là điều

kiện chung cho toàn bộ lịch sử xã hội, thì vấn đề con người sống trong thực tế như thế nào - tức là vấn đề lối sống của nó được giải quyết theo những hồn cảnh cụ thể được hình thành trong tiến trình lịch sử ấy. Chính vì vậy, luật tục quy định về HN&GĐ có tác động không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w