Quan niệm của người M’nông, thần Nrĩ, Nrẽ là thần làm sụt đất

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 82 - 85)

Vì những hình phạt khắc nghiệt đó, để hạn chế tuyệt đối việc xảy ra tội loạn luân, trong gia đình, cha mẹ ln quan tâm dạy bảo các con chuyện yêu đương khi chúng đến tuổi trưởng thành. Trước khi đi đến hơn nhân, cha mẹ có trách nhiệm tìm hiểu kỹ càng về lai lịch, dòng họ người bạn đời tương lai của con mình. Nếu chúng khơng cùng dịng họ, huyết thống thì các nghi thức hơn lễ mới được tiến hành. Những quy định trên của luật tục đã góp phần làm cho các quy định về điều kiện kết hôn trong Luật HN&GĐ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn trong cộng đồng người DTTSTC Tây Ngun. Chính vì vậy, ngun tắc này của luật tục đã góp phần hạn chế việc kết hơn cận huyết thống trong cộng đồng, đồng thời thực hiện những quy định này của luật tục, cũng chính là thực hiện quy định về cấm kết hôn trong Luật HN&GĐ.

Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cũng quy định nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân. Trai gái đến tuổi trưởng thành tự do yêu đương, tự do tìm hiểu người bạn đời của mình mà khơng phải chịu sức ép nào cả “Trâu bị khơng ai ép thừng, trai gái

không ai ép duyên. Nếu hai người ưng nhau muốn lấy nhau thì vịng cứ đặt trên chiếu, tự họ, họ sẽ cầm lấy, không một ai cầm trao tay cho họ”[118, tr.291] “Vòng cườm họ đã trao cho nhau, vòng đeo tay họ đã đổi cho nhau, vòng kia đổi lấy vòng này/…/ việc trao đổi do họ tự định đoạt” [118, tr.302]. Họ tôn trọng tự do yêu đương của các con

với quan niệm: “Đi qua đi lại chẳng mắc mớ gì tới ai/ Trai cịn tơ, gái cịn son họ đến

gặp gỡ nhau/ Có việc gì đụng chạm tới ai thì mới sợ/ Chúng nó được phép bắt lấy nhau làm vợ chồng” [84, tr.511]. Chính vì vậy, hơn nhân của họ được bắt đầu từ việc

yêu thương nhau và muốn lấy nhau như một lẽ tự nhiên. Khi tình u của đơi nam nữ đã chín muồi, họ báo cáo với cha mẹ, gia đình hai bên về ý định kết hơn hoặc do bố mẹ, gia đình người con gái sắp đặt nhờ mai mối nói chuyện với bên nhà người con trai. Nếu gia đình hai bên đồng ý cho đơi nam nữ lấy nhau thì tiến hành tổ chức đám hỏi. Họ đảm bảo thực hiện theo quy định của luật tục, nhưng những quy định đó phù hợp với ngun tắc “hơn nhân tự nguyện” theo quy định của luật HN&GĐ nên những quy định này của luật tục, đã phần nào hỗ trợ cho quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, bảo đảm cho quy định đó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn.

Nếu như Luật HN&GĐ chỉ quy định về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hơn thì luật tục các DTTSTC Tây Nguyên còn quy định những trường hợp được phép kết hôn nhằm đảm bảo quyền kết hơn của các thành viên trong cộng đồng. Có thể thấy, theo quy định của luật tục, đối tượng được phép kết hôn gồm: thứ nhất,

người chưa có vợ, người chưa có chồng đến tuổi trưởng thành có quyền kết hơn với nhau; thứ hai, những người đã ly hôn cũng là đối tượng được phép kết hơn. Trường

hợp này ít vì hơn nhân của đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên là hôn nhân bền vững, họ rất coi trọng sự bền vững của hơn nhân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do mâu thuẫn mà họ ly hôn với nhau. Và những người đã ly hơn thì có quyền kết hơn lại. Có thể kết hơn lại với người khác hoặc kết hôn với người vợ hoặc người chồng mà mình đã từng ly hơn. Đây là quy định tiến bộ trong luật tục, đảm bảo quyền kết hôn của các thành viên trong cộng đồng; thứ ba, những người đã kết hơn nhưng có vợ hoặc có chồng bị chết và đã làm xong thủ tục lễ bỏ mả thì cũng có quyền kết hơn “Họ sửa lại,

mái nhà đã bị thủng/ Họ sửa lại sàn nhà đã bị gãy/ Vựa thóc và ngơi nhà buồn thảm/ Sẽ được người ta dựng lại/ Hãy để các cô gái/ Lấy thêm một người chồng nữa”[101,

tr. 174]. Sau thời gian chịu tang là một năm, hoặc sau lễ bỏ mả, luật tục cho phép đàn bà góa tái giá, tuy nhiên chỉ đúng luật khi: “Nếu năm đã đầy, tháng đã đủ/ Lễ bỏ mồ

mả, một ché một rượu/ Tẩy xóa bản thân, tẩy xóa các con”[118, tr.370].

Ngồi ra, luật tục Ê đê cịn quy định thêm một trường hợp có thể đi lấy chồng khác đó là người đàn bà có chồng đi vắng lâu năm, khơng cịn chờ được nữa, thì có thể lấy chồng khác “chị ấy năm khơng cịn thể chờ, tháng khơng cịn để đợi được hơn nữa.

Chị ấy đã già đi mà khơng được ích gì… Đến đây chị ta khơng cịn sức chịu đựng cảnh sống âm thầm ấy nữa. Chị ấy sống cô đơn chờ đợi như vậy đã đủ rồi…Vậy thì chị ấy sẽ nhờ những người anh em, những ơng bác ơng cậu (phía chị ta) tìm cho một người chồng khác”[118, tr.321,322].

Để đảm bảo được sự tự do tìm hiểu bạn đời và kết hôn, luật tục quy định về những người cản trở hôn nhân, khi cuộc hôn nhân ấy không phải là trường hợp cấm mà lại muốn cản thì “Con cháu cưới nhau nó lại muốn cản/…/Nếu mà con cháu bất

bình/ Có chuyện khơng hay xảy đến/ Con cháu hư nó chịu trách nhiệm/ … / Gây chết người hại của phải đền” [119, tr.372] và có khi “phải đưa họ ra xét xử giữa người ta với họ” [118, tr.308]. Những quy định của luật tục quy định về HN&GĐ đã nêu phù

hợp với Luật hơn nhân và gia đình và được đồng bào thực hiện tương đối nghiêm chỉnh nên đã góp phần làm cho pháp luật HN&GĐ được các DTTSTC ở Tây Nguyên được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn.

Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên trong vấn đề kết hôn cũng quy định về thủ tục hết hơn, trai gái tỏ tình, cầu hơn thường bằng cách trao tặng chiếc vịng đeo tay. Có người làm trung gian (một dạng ơng mối). Có các bước tuần tự, chí ít cũng gồm lễ dạm hỏi, lễ cưới sau đến việc lại mặt của đôi tân hôn. Nghi thức hợp cẩn với ý nghĩa

kết hợp đơi trai gái hịa hợp với nhau là trung tâm trong lễ cưới: hoặc họ đổi vòng tay cho nhau, hoặc họ cùng ăn nắm cơm, miếng gan gà, uống chung bát rượu, hay thay phiên nhau ăn cơm canh bằng một chiếc thìa hay trùm chung tấm chăn… mỗi nơi có tục riêng cụ thể, nhưng tựu chung đều là hành động biểu tượng sự gắn bó đơi vợ chồng mới, mà họ phải thực hiện trước sự chứng kiến của mọi người khác trong gia đình, tộc họ, cộng đồng bn làng. Mặc dù đơn giản nhưng cũng có những cặp khơng đáp ứng được nên luật tục cộng đồng các DTTSTC Tây Ngun cịn cho phép đơi vợ chồng “nợ lại lễ cưới” nếu họ chưa có đủ kinh phí để tổ chức đám cưới. Sau lễ dạm ngõ, họ có thể về ở

với nhau mà chưa cần làm lễ cưới. Và có những cặp vợ chồng ở với nhau đến già mới có tiền tổ chức đám cưới như trường hợp của anh chị Cil Bril dân tộc Cơ ho, ở Thôn Bờ Nớ A, Lạc Dương, Lâm Đồng10.

Bên cạnh những điểm nêu trên, nội dung luật tục quy định về lĩnh vực HN&GĐ trong cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên còn chi tiết, cụ thể hơn về tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng. Quy định này đã hỗ trợ cho việc xây dựng một gia đình bền vững, xây dựng hạnh phúc trên cơ sở những tiêu chí, những điều đã hiểu, đã biết về nhau, đảm bảo cho mục đích của hơn nhân đạt được;.nhờ đó góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình và có tác động tích cực tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ. Vì theo chế độ mẫu hệ nên nhà gái làm lễ cưới con trai về ở rể, cô gái nào cũng muốn lấy được người chồng tốt, chí thú làm ăn, hết lịng u thương vợ con. Việc người con gái lấy chồng được ví như Chặt cây

trên rừng biến thành cột nhà/ Bắt người ta biến thành người của mình [88, tr.511]. Do

vậy, người con gái phải hết sức chín chắn khi chọn chồng để khơng phụ lịng cha mẹ. Để có thể lấy được người chồng là nam khỏe mạnh, làm ăn giỏi, nhanh nhẹn, tháo vát, thật thà, con của gia đình giàu có trong làng nhưng khơng ỷ lại vào gia đình, biết tơn trọng mọi người, đặc biệt phải lễ phép với cha mẹ và những người bề trên trong gia đình thì người nữ ấy phải “Cười mủm mỉm, giỏi tay làm tay ăn” và “Mải miết làm việc chỉ một

mình/ Siêng năng cơng việc từ tinh mơ đến sáng/ Từ sáng sớm đến trưa đầy bóng mới về” [101, tr.510] tính tình thùy mị, nết na, chăm chỉ làm ăn, thông thạo các công việc do

giới tính quy định, biết cư xử khéo léo trong gia đình và ngồi xã hội. Trước đây, trong việc chọn vợ, chọn chồng, học vấn không được đề cao, nhưng ngày nay, tiêu chí này ngày càng được chú trọng tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ học vấn cho các thành viên trong gia đình.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w