Nhật ký thực tế tại Đắc Lắc tháng 5/2015, phỏng vấn nữ, 41 tuổi, công chức, dân tộc Êđê

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 101 - 103)

làm đất và đã biết cầm rìu chặt cây đốn củi. Rồi cách thức lao động đó dần dần được phân cơng theo giới. Trẻ em nữ ngồi cơng việc trên nương rẫy cịn được mẹ dạy cách trồng bơng, dệt vải, chăn nuôi gia súc và hái lượm rau quả. Trẻ em trai được làm các công việc nặng nhọc, xốc vác ngay từ nhỏ. Các em được cha dạy cho cách dựng nhà, đi rừng, núi, luyện tập bàn tay đan lát khéo léo. Đáng chú ý là tất cả trai lẫn gái đều được dạy hiểu luật tục, chuẩn bị làm trịn trách nhiệm người cơng dân của bn làng” [74, tr. 62-63]. Luật tục đã tác động lên nhận thức trên cơ sở sự phân cơng trong gia đình theo truyền thống nhằm giúp mỗi người tự ý thức được vị trí, vai trị của mình để từ đó có cách thức thực hiện hay lựa chọn hành vi phù hợp và đảm bảo những quy định của luật tục trong lĩnh vực này.

Lỗi lầm của con cháu, tùy theo hành vi và mức độ vi phạm mà cha mẹ cũng phải là người cùng chịu trách nhiệm. Trước hết là việc dung túng những hành vi sai trái của con cháu cũng sẽ giống như việc “nuôi heo thả rông ủi hết khoai non/ Ni bị

thả rơng ăn sạch áo quần/ Ni voi thả rơng ăn sạch chuối mía...”. Nhất là nếu đứa

con phạm tội ăn cắp mà cha mẹ làm ngơ thì “cha mẹ có tội, anh em có tội” và cũng sẽ bị cộng đồng đem ra xét xử; thậm chí nặng thì cịn bị “chịu phạt thu trâu và ché/ thu

sạch cả kho lúa trong nhà” (luật tục M’nông). Những người làm cha mẹ như vậy bị xã

hội lên án: “khác nào con chim ngói tìm theo nắng/Con chim két tìm theo gió” và chắc chắn sự đồng lõa ấy “phải đưa ra xét xử giữa họ với những người khác” và cha mẹ phải chịu mọi trách nhiệm vật chất khi các con mình vi phạm các điều cấm của luật tục: Nếu những đứa con làm điều này điều nọ, nếu chúng đi tầm bậy tầm bạ như kẻ

điên dại, nếu chúng ăn uống bê tha bên cạnh ché rượu, nếu chúng đi rình mị thị tay lấy trộm, lấy cắp của người ta, nếu người làm cha, làm mẹ làm ngơ, chấp nhận tất cả những hành vi xấu xa của các con họ có thể làm, thì họ là những người phải chịu trách nhiệm [118, tr.338]. Luật tục Raglai quy định “Nếu cha mẹ không biết dạy dỗ

các con/…/Để nó đi làm những việc xấu xóm, xấu làng/ Để nó đi làm những việc xấu anh, bơi xấu em/…/ Thì cha mẹ phải chịu lỗi” [82, tr. 577].

Nếu các con ăn cắp hay làm hư hại tài sản của người khác thì cha mẹ phải bồi thường gấp rưỡi hay gấp đôi; nếu các con xúc phạm đến cha mẹ của người khác thì phải chịu phạt hai con gà, một ché rượu; nếu con đánh nhau mà người khác bị thương thì cha mẹ phải có trách nhiệm chữa cho người đó cho đến khi lành hẳn và chịu tạ lỗi từ ba đến năm gang tay heo, hai con gà, một ché rượu, một xấp vải trắng để cúng hồn người bị hại trở về thân thể họ. Đây cũng chính là những quy định của bn làng nhằm nâng cao trách nhiệm của cha mẹ trong vấn đề giáo dục các con để trở thành những

người có ích cho cộng đồng và xã hội. Mặt khác, luật tục cũng lên án gay gắt những người cha mẹ hà khắc với các con, xúi giục các con làm việc xấu. Những hành động đó sẽ bị cộng đồng lên án, tẩy chay. Những bậc cha mẹ không làm gương tốt cho các con học tập mà lại tiếp tay cho các con làm việc xấu là hủy hoại nhân cách con trẻ sẽ bị xử theo luật tục như: xúi giục con đi ăn cắp thì cha mẹ phải chịu bồi thường gấp đơi; xúi con xúc phạm người khác thì cha mẹ phải chịu phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ của sự việc. Những quy định này khơng nằm ngồi mục đích giáo dục để hoàn thiện nhân cách con người, đặc biệt là con trẻ trong mối quan hệ gia đình, xã hội. Ví dụ, năm 2015, ơng Nay Tơ và bà Siu H’ Hip có con là Siu Tanh lúc đó mới 17 tuổi vì mâu thuẫn với bạn đã cầm rựa chặt cánh cửa người khác và doạ giết người khác, gia đình đó sang nói chuyện với bố mẹ Siu Tanh, vì vậy cha mẹ của Siu Tanh phải đứng ra bồi thường cho họ bằng 03 con heo khoảng 50 ký/con. Hay năm 2016, con bà Siu H’Amră là Siu Thuyên, 16 tuổi, đánh ơng Siu Khi gây thương tích nhưng vì Siu Thuyên còn nhỏ, cho nên cha mẹ phải bồi thường cho Siu Khi với số tiền là: 20.000.000đ39.

Cho đến nay, trong quan niệm của người DTTSTC Tây Nguyên, trách nhiệm của cha mẹ bồi thường vì những hành vi sai trái của con là rất rõ ràng. Chẳng hạn, năm 2011, Y Duy ở buôn Đung đánh Y Thăng ở buôn Cư Kia, xã Cư Ê bur phải nhập viện. Bố mẹ của Y Thăng đã đến nhà Y Duy để nói chuyện u cầu gia đình Y Duy phải chịu trách nhiệm về hành vi của con mình. Vụ việc đã được đưa ra xét xử theo luật tục. Vào ngày đã chọn, 2 bên gia đình đều có mặt tại buổi xét xử theo luật tục tại nhà Y Thăng. Mỗi gia đình cử ra một người đại diện cho dòng họ để tranh luận, đưa ra các dẫn chứng trong buổi xét xử. Kết quả là gia đình Y Duy phải trả tồn bộ chi phí điều trị cho Y Thăng và một khoản tiền bồi dưỡng sức khỏe cho Y Thăng, bên cạnh đó phải cúng sức khỏe cho Y Thăng một con heo và mời cả dòng họ nhà Y Thăng ăn uống trong ngày cúng sức khỏe cho Y Thăng40. Quy định của luật tục về trách nhiệm của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do con mình gây ra cho người khác chỉ hợp lý, phù hợp với quy định của luật HN&GĐ về vấn đề này khi con chưa thành niên, điều đó góp phần bảo đảm việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong thực tế. Cịn khi con đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự thì quy định về vấn đề này của luật tục lại không phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo quy định của luật tục, khi người con hư khơng vâng lời cha mẹ thì cha mẹ có mọi quyền trong việc giáo dục con bằng lời nói hay hành động để người con hiểu ra

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w