hắn cũng chẳng ai còn muốn cưu mang”. Đặc biệt, những đứa con mắc tội bạo hành
với cha mẹ, những đứa con bỏ bê cha mẹ lúc ốm đau cũng sẽ bị luật tục Êđê truất quyền thừa kế. Nếu đã từng được chia thì phải “trả lại phần của cải của mẹ cha để
lại”. Thậm chí “muối thừa, lúa thừa, cơm thừa, bầu bí và gia súc nó khơng được hưởng”. Trong hồn cảnh đó, gia đình tất dẫn đến cảnh suy sụp: “làm gì có đủ của mà đền/Con cháu bị bắt đem đi bán/ hoặc là ở đợ cho người ta”.
Trong lĩnh vực này, ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ thể hiện ở chỗ: mặc dù con đã có gia đình riêng, nhưng trách nhiệm của cha mẹ đối với con vẫn cịn, khi vì một lý do nào đó mà người chồng bỏ khơng chăm sóc vợ con thì “chồng là người có tội với nhà vợ và cha mẹ, anh em nhà
chồng phải ngăn cấm, khuyên răn dạy bảo, phải bắt phạt để người chồng sửa lỗi”.
Nếu người chồng cố tình khơng chịu về với vợ con thì làng bắt phạt phải ở tại nhà,
phải chịu phạt lỗi gấp hai để người chồng hồi tâm chuyển ý, ở nhà tiếp tục gánh
vác trách nhiệm chăm sóc vợ con. Nếu người chồng bỏ vợ con đi “Chòi đi đằng
chòi, rẫy đi đằng rẫy, chồng ở một nơi, vợ ở một nơi/…/ Chịi hắn bỏ khơng thăm, rẫy hắn bỏ khơng làm, cơng việc làm ăn hắn chẳng nghĩ gì đến; cái bẫy này, cái bẫy khác hắn cũng bỏ mặc; hắn khơng lo gì đến việc ni nấng vợ con. Hắn là kẻ có tội” thì “gia đình bên cha mẹ nó/ Cho em bên gia đình nó phải tìm …/ Mà đưa nó trở về”. Và khi “hắn là kẻ lười biếng cơng việc chịi rẫy, khơng chăm việc đốn cây làm cỏ/…/ Vợ hắn, hắn nuôi không đủ no; con hắn hắn nuôi không đủ sướng/…/[118, tr. 306] hay “rẫy không làm, chiếu nằm không kết/ Gọi đi làm cỏ chạy núp bụi tre/ Bảo đi canh không đến bãi chơng/ …/ Bảo làm cỏ nói đất cứng q/ Bảo giã lúa, nói lúa cứng q/ Bảo đi rẫy khơng thấy ở rẫy/ …/ Bảo ở nhà cũng không đến vợ/ …/ Sáng thức dậy vợ lo giã lúa/ Chồng ngồi hơ lửa co ro/ …/ Vợ con ở nhà không thèm ngó tới”[118, tr. 474-476] thì phải đưa ra xét xử giữa những người khác với hắn [118, tr. 306].
Khi xét xử như vậy, Vợ nó đương nhiên được quyền bắt lỗi địi trả lại đồ cưới/
Ăn phạt tạ tội ông bà cha mẹ/ Về việc ơng mối dẫn đường xưa kia đã nói/ Khơng nhỏ, khơng ít mà gấp đơi/ Bắt lỗi địi nhà chồng phải chịu nuôi nấng, dạy dỗ các con cho tới khi chúng lớn khôn. Hoặc “Không thuyết phục được vợ xin ly hôn/ Lợn cưới sẽ mất/ Ché cưới sẽ mất/ Nhà chồng không được thắc mắc/ Nhà chồng khơng được bắt tội/ Sau đó vợ có quyền lấy chồng khác”[119,tr. 476].
Tất cả những điều mà luật tục đề ra đều vì mục đích gắn chặt trách nhiệm, nghĩa vụ lẫn nhau giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa các gia đình trong
bn làng, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, một vợ một chồng, có trách nhiệm cùng ni nấng, dạy dỗ các con, xây dựng buôn làng tốt đẹp hơn.
3.2.3. Đối với quan hệ giữa anh chị em trong gia đình
Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình là mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong xã hội mẫu hệ truyền thống của người DTTSTC Tây Nguyên, mối quan hệ anh em trai, chị em gái trong gia đình được xem là mối quan hệ quan trọng nhất, nó cho ta thấy vai trị, trách nhiệm và quyền lực khác nhau của người phụ nữ cũng như đàn ơng trong gia đình, dịng họ và phạm vi cộng đồng của họ nữa. Mối quan hệ của những người đàn ơng là anh em trai trong đại gia đình mẫu hệ với mẹ và chị em gái rất khăng khít và gắn bó. Khi họ đã lập gia đình và sống tại nhà vợ, nhưng họ rất quan tâm đến gia đình của mẹ mình. Trường hợp người đàn ơng lấy vợ ở xa, khơng có điều kiện để giúp đỡ mẹ và các chị, em gái nhưng mỗi lần về thăm gia đình của mẹ, anh ta ln được đón ân cần và tiếp đãi như một người khách quý. Quy định này mang tính gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo nên một gia đình bền vững. Điều này hồn tồn phù hợp với quy định của pháp luật HN&GĐ, nên nó thúc đẩy q trình thực hiện pháp luật HN&GĐ.
Liên quan tới mối quan hệ giữa các anh em trai và chị em gái, theo quan niệm của người DTTSTC Tây Nguyên, những hành vi sai trái do người đàn ông thực hiện là do anh ta không được giáo dục chu đáo bởi dịng họ anh ta. Vì thế, người phụ nữ DTTS hay nói chính xác hơn là dịng họ bên gia đình anh ấy phải có trách nhiệm khá lớn về hành vi, thái độ của các anh em trai, khi họ cịn độc thân cũng như khi có gia đình. “Nếu hắn ăn nói hỗn hào (với cha mẹ vợ hắn) thì việc bồi thường cho cha mẹ vợ
hắn là việc của chị em gái và các cháu gọi bằng cậu của hắn” [118, tr. 185]. Luật tục
quy định rõ gia đình vợ hồn tồn khơng chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của con rể, ngoại trừ trường hợp chàng rể đi ăn cắp để nuôi vợ con: “Nếu hắn (là một
người chồng) lẻn vào nhà người ta (để ăn cắp, ăn trộm) thì tội hắn sẽ đổ lên đầu vợ con hắn. Còn nếu hắn gây ra chuyện đàm tiếu xấu xa thì tội hắn sẽ đổ lên đầu những người cháu (gọi bằng cậu), những người chị em gái của hắn; những người này phải gánh chịu việc bồi thường”[118, tr. 163]. Đây là điểm tạo nên ảnh hưởng tiêu cực của
luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, bởi đây là trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên và họ phải tự mình chịu trách nhiệm với hành vi do mình gây ra chứ khơng được ràng buộc trách nhiệm với anh chị em của mình.
Thực tế hiện nay, nếu anh em trai vi phạm luật tục thì phần lớn vợ chồng anh ta tự nộp phạt do người anh em trai đã có tài sản riêng, trừ trường hợp gia đình anh ta quá
nghèo. Mặc dù người phụ nữ DTTSTC Tây Ngun khơng cịn chịu trách nhiệm quá nhiều về những hành vi sai trái của anh em trai nhưng vẫn chịu trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng anh em trai khi về già, góa vợ và nếu các chị em gái đã mất thì các cháu gái nhận trách nhiệm phụng dưỡng anh em trai của mẹ mình. Hay mâu thuẫn vợ chồng là mâu thuẫn giữa các cá nhân nhưng trên thực tế, vai trò của dòng họ rất quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn này, chẳng hạn: “chuyện hai vợ chồng muốn ly
hôn khơng phải là chuyện hai người đó, mà là chuyện của hai dịng họ. Phải có đại diện của hai họ trong xét xử, tranh cãi ai đúng ai sai. Vì nếu như anh chồng thua, thì trả về cho họ anh ta”42
Gia đình người DTTSTC Tây Ngun khơng tách rời nhau và ln gắn bó với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm ăn và trong phong tục lễ nghi đây là một truyền thống tốt đẹp. Như đã phân tích ở trên, mặc dù mối quan hệ giữa các thành viên rất khăng khít, đồn kết với nhau, trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của gia đình người DTTSTC Tây Ngun khơng tránh khỏi những bất hịa. Nếu trường hợp giữa các thành viên mâu thuẫn với nhau trầm trọng không giải quyết được thì hai bên tự nguyện thề với thần linh cắt đứt quan hệ với nhau, ngồi việc phạt vật chất cịn bị phạt tinh thần. Do đó, những người mâu thuẫn với nhau muốn tổ tiên đừng nổi giận, trừng phạt gia đình, tộc họ thì phải hịa thuận, sum họp. Chính những quan niệm tâm linh ấy đã góp một phần tích cực trong việc tập hợp các thành viên trong gia đình, dịng họ đồn kết lại với nhau. Như vậy, quan hệ giữa gia đình và dịng họ được luật tục ghi nhận là điểm tích cực, có vai trị quan trọng, góp phần tạo nên sự phát triển của gia đình cũng như sự cố kết giữa các thành viên trong cộng đồng lại với nhau, có trách nhiệm cùng giúp đỡ nhau, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời họ phải có nghĩa vụ trong việc tham gia tổ chức các nghi lễ cúng tế, tang ma, cưới hỏi… của các gia đình trong dịng họ tạo nên sự bền vững trong mối quan hệ gia đình khơng chỉ là các thành viên trong tiểu gia đình, đại gia đình mà cịn là các thành viên trong dịng họ của mình. Đảm bảo việc giữ gìn và bảo vệ gia đình theo đúng tinh thần của pháp luật HN&GĐ hiện hành.
42 Nhật ký đi thực tế Đắc Lắc tháng 5/2016, phỏng vấn nam, 36 tuổi, giảng viên trường ĐH Tây Nguyên, dân tộc Ê đê