Xây dựng mục tiêu học tập

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 148 - 151)

Tổ chức đμo tạo cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng

3.2.1. Xây dựng mục tiêu học tập

Mục tiêu học tập là những mong muốn, là đích của một bài học, một khoá đào tạo cần h−ớng tới. Mục tiêu học tập mô tả những nhiệm vụ cụ thể mà học viên phải biết đ−ợc, làm đ−ợc sau khi đã đ−ợc đào tạo. Mục tiêu học tập đ−ợc xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ của ng−ời học. Trong đào tạo nói chung có 3 loại mục tiêu học tập đ−ợc đặt ra là:

− Mục tiêu kiến thức. − Mục tiêu thái độ. − Mục tiêu thực hành.

Thực hiện đào tạo cán bộ truyền thông-giáo dục sức khỏe tại cộng đồng thì quan trọng nhất là các mục tiêu thực hành về TT-GDSK mà cán bộ đ−ợc đào tạo có thể thực hiện đ−ợc. Ví dụ khi tổ chức đào tạo cho các cộng tác viên làm công tác TT-GDSK dinh d−ỡng ở cộng đồng có thể nêu một mục tiêu nh− sau: Sau khi kết thúc lớp đào tạo, học viên có khả năng h−ớng dẫn các bà mẹ cách chế biến thức ăn sam cho trẻ.

Xây dựng mục tiêu học tập là b−ớc đầu tiên quan trọng trong lập kế hoạch một khoá đào tạo cụ thể. Mục tiêu học tập phù hợp sẽ định h−ớng đúng đắn cho các hoạt

động dạy/học của giảng viên và học viên. Mục tiêu cũng là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả học tập và đào tạo. Mục tiêu hợp lý sẽ giúp xác định và chuẩn bị các nội dung, ph−ơng pháp, ph−ơng tiện giảng dạy và đánh giá học viên đúng đắn.

Yêu cầu khi xác định mục tiêu phải rõ ràng, chính xác, sát hợp, khả thi và đo l−ờng đ−ợc, dù đó là khoá đào tạo dài hạn hay ngắn hạn về TT-GDSK.

3.2.2. Chuẩn bị các nội dung học tập vμ biên soạn tμi liệu học tập

Trên cơ sở mục tiêu học tập đã đ−ợc xác định, các nội dung học tập đ−ợc phân công cho các giảng viên thích hợp biên soạn tài liệu dạy học. Khi chuẩn bị nội dung học tập cho các khoá đào tạo, cán bộ TT-GDSK cần chú ý hai loại nội dung: Thứ nhất là các nội dung cơ bản về truyền thông-giáo dục sức khỏe cần đào tạo, thứ hai là các nội dung cụ thể về vấn đề bệnh tật sức khỏe cần truyền thông giáo dục cho cộng đồng. Cần hết sức chú ý đến các nội dung thực hành trong các khoá đào tạo cán bộ TT- GDSK tại cộng đồng. Các giảng viên khi đ−ợc phân công chuẩn bị nội dung học tập cần căn cứ vào: Nhu cầu và mục tiêu học tập đã đ−ợc xác định, đối t−ợng và thời gian học tập cụ thể từng bài, kiến thức và kinh nghiệm của giảng viên, các tài liệu sẵn có về chủ đề và tham khảo thêm các kinh nghiệm của các chuyên gia khác.

Các nội dung cụ thể đ−ợc soạn thảo cho mỗi bài học cần đảm bảo một số các tiêu chuẩn cơ bản là chính xác, khoa học, cập nhật, thực tế, khả thi, thiết thực với đối t−ợng học viên.

Tổ chức đào tạo đối t−ợng cán bộ TT-GDSK trong cộng đồng cần chú ý soạn thảo các nội dung cơ bản nhất, đó là các nội dung học viên “phải biết”. Không nên soạn thảo quá nhiều nội dung “biết thì tốt” để tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tập trung tiếp thu các nội dung chủ chốt, cụ thể.

Các nội dung bài giảng cần đ−ợc trình bày ngắn gọn, theo những trình tự hợp lý thống nhất để học viên dễ đọc, dễ nhớ, nên có đánh dấu, đóng khung, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của mỗi bài.

Khi soạn thảo nội dung học tập cần chú ý xem lại, đối chiếu với mục tiêu học tập và nhiệm vụ của học viên để tránh thiếu hoặc thừa nội dung, hoặc cả thiếu và thừa nội dụng bài học.

Sau khi các tài liệu đã đ−ợc các giáo viên soạn thảo, tr−ớc khi tổ chức khoá đào tạo tốt nhất là tổ chức thông qua nội dung các bài trong nhóm giáo viên hoặc với các chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo tài liệu đó thích hợp nhất với khoá đào tạo.

3.2.3. Chuẩn bị các phơng pháp dạy/học

Các ph−ơng pháp dạy/học phải phù hợp nhất với nội dung học tập của học viên. Có nhiều ph−ơng pháp dạy/học, một nội dung, một bài học có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều ph−ơng pháp dạy/học khác nhau. Nhiệm vụ quan trọng của giảng viên là cân nhắc để chọn đ−ợc các ph−ơng pháp giảng dạy thích hợp nhất với đối t−ợng, nội dung, thời gian học tập và các điều kiện tài liệu dạy học sẵn có. Nên chú ý sử dụng các ph−ơng pháp dạy/học có kết quả tốt trong TT-GDSK là các ph−ơng pháp nh− thực hành đóng vai, thảo luận nhóm, bài tập nghiên cứu tr−ờng hợp v.v... Khi đã lựa chọn

ph−ơng pháp dạy/học rồi cần đặt ra một số câu hỏi để xác định lại tính thích hợp của ph−ơng pháp đã chọn nh− sau:

− Đây có phải là ph−ơng pháp dạy/học phù hợp với đối t−ợng đ−ợc đào tạo không? − Có kích thích đ−ợc sự tham gia tích cực của học viên trong học tập không? − Đây có phải là ph−ơng pháp dạy/học phù hợp nhất để chuyển tải nội dung kiến

thức và thực hành của bài học không?

− Các điều kiện ph−ơng tiện, nguồn lực, thời gian thực tế có cho phép thực hiện đ−ợc ph−ơng pháp dạy/học này không?

− Có thể gặp các khó khăn nào khi sử dụng các ph−ơng pháp dạy học này không? Với việc trả lời các câu hỏi trên, giảng viên sẽ chọn đ−ợc ph−ơng pháp dạy/học thích hợp và đem lại kết quả tốt nhất.

Thông th−ờng trong các khoá đào tạo có thể sử dụng phối hợp các ph−ơng pháp dạy/học để kích thích sự tham gia của các học viên. Các nội dung lý thuyết nên trình bày ngắn gọn, kết hợp với vấn đáp và minh hoạ bằng các ví dụ. Khi dạy các kỹ năng TT-GDSK cần tổ chức thực hành đóng vai, kết hợp với thảo luận nhóm để học viên có điều kiện rèn luyện các kỹ năng và học hỏi kinh nghiệm từ những ng−ời khác.

3.2.4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho khoá đμo tạo

Bất kỳ khoá đào tạo nào trong phạm vi rộng hay hẹp, ngắn hay dài đều cần có một số điều kiện cần thiết để tổ chức khoá học. Các điều kiện đó là:

− Thời gian: Chọn thời gian hợp lý để các đối t−ợng tham gia khoá đào tạo đầy đủ. Nên chú ý các khoá đào tạo cán bộ TT-GDSK tại cộng đồng cần tổ chức vào thời gian khi mùa vụ thu hoạch trồng cấy đã kết thúc để các đối t−ợng có thể yên tâm tham dự. Xác định rõ thời gian lớp đào tạo là bao lâu, từ đó lập lịch trình học tập cụ thể cho từng ngày. Nên thông báo thời gian và lịch trình cho các đối t−ợng tham dự đào tạo tr−ớc để họ sắp xếp công việc tham dự khoá đào tạo đầy đủ.

− Địa điểm: Chọn nơi thuận tiện cho việc đi lại của đối t−ợng tham dự đào tạo, có phòng rộng với đủ bàn ghế và các ph−ơng tiện phục vụ cho giảng dạy, nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm một số phòng nhỏ cho các nhóm thảo luận. Nên tránh những nơi có môi tr−ờng không thuận tiện ảnh h−ởng đến lớp tập huấn nh− tiếng ồn, ng−ời và xe qua lại nhiều làm phân tán sự tập trung của học viên.

− Tài liệu học tập cho học viên: Dựa trên số l−ợng ng−ời tham dự cần chuẩn bị đủ các tài liệu học tập, tài liệu phát tay đã đ−ợc soạn thảo cho học viên. Nếu có điều kiện có thể chuẩn thêm các tài liệu tham khảo hay các tài liệu truyền thông-giáo dục sức khỏe nh− tờ rơi, tranh ảnh, panô, áp phích... để cung cấp cho học viên.

− Văn phòng phẩm: Nh− bút, giấy, phấn, bút viết bảng cần chuẩn bị đủ cho giáo viên và học viên. Tùy theo các ph−ơng pháp dạy/học mà chuẩn bị một số các

loại văn phòng phẩm cần thiết phục vụ cho dạy/học, ví dụ nh− giấy to Ao, giấy màu các loại, băng keo, kéo, kẹp...

− Các máy móc trang thiết bị dạy/học: Nếu tổ chức đào tạo ở những nơi có điều kiện, có thể chuẩn bị các máy móc nh− máy chiếu đa năng, máy tính, máy chiếu overhead, video... phục vụ cho dạy/học.

− Kinh phí: Đ−ợc chuẩn bị theo quy định kinh phí phân bổ cho khoá đào tạo, có thể từ các nguồn kinh phí khác nhau đã đ−ợc lập kế hoạch từ tr−ớc. Các khoản kinh phí cần thiết để tổ chức khoá đào tạo th−ờng bao gồm kinh phí cho giảng viên, kinh phí hỗ trợ cho ăn, ở, đi lại, giải khát cho học viên, kinh phí mua văn phòng phẩm. Việc chuẩn bị các khoản kinh phí tổ chức đào tạo cụ thể th−ờng dựa theo kế hoạch và sự h−ớng dẫn của các cấp có thẩm quyền hay các tổ chức tài trợ.

− Chuẩn bị thực địa: Trong các khoá đào tạo có kế hoạch đi tham quan thực tế thì phải chuẩn bị tr−ớc các cơ sở thực tế, chuẩn bị nội dung và các hoạt động dạy/học với cán bộ ở địa bàn thực tế để phối hợp thực hiện.

3.2.5. Chuẩn bị kế hoạch bμi giảng

Giảng dạy cũng nh− mọi hoạt động khác muốn đạt kết quả tốt phải đ−ợc chuẩn bị chu đáo. Một trong các hoạt động chuẩn bị quan trọng cho giảng dạy là xây dựng kế hoạch bài giảng. Kế hoạch bài giảng là tài liệu do giảng viên tự xây dựng để xác định các b−ớc tiến hành bài giảng, các nội dung cần dạy/học và ph−ơng pháp dạy/học đ−ợc sử dụng để đảm bảo giúp ng−ời học đạt đ−ợc mục tiêu học tập một cách có hiệu qủa nhất và đánh giá đ−ợc mức độ đạt đ−ợc mục tiêu của ng−ời học. Với các cán bộ tham gia giảng dạy cho các lớp đào tạo cán bộ TT-GDSK tr−ớc khi giảng bài cần phải xây dựng kế hoạch bài giảng. Những cán bộ lần đầu hay ít tham gia giảng dạy thì việc xây dựng kế hoạch bài giảng chi tiết lại càng cần thiết để có thể chủ động, tự tin khi dạy học.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 148 - 151)