Khái niệm về hành vi sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 33 - 35)

Hμnh vi sức khỏe, quá trình thay đổi hμnh vi sức khỏe vμ giáo dục sức khỏe

1.2.Khái niệm về hành vi sức khỏe

Triết lý của truyền thông-giáo dục sức khỏe đã đ−ợc đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới. Sự tập trung của truyền thông-giáo dục sức khỏe là vào con ng−ời và vào các hành động nhằm loại bỏ hành vi có hại, thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Truyền thông-giáo dục sức khỏe cũng là ph−ơng tiện nhằm phát triển ý thức con ng−ời, phát huy tính tự lực cánh sinh và giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và nhóm. Truyền thông-giáo dục sức khỏe cơ bản không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi ng−ời những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, h−ớng dẫn thực hành, tạo điều kiện thuận lợi về môi tr−ờng để tăng c−ờng nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. Điều quan trọng là không nên coi truyền thông-giáo dục sức khỏe chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần về sức khỏe mà là một quá trình tác động dẫn đến thay đổi hành vi.

Thực chất của truyền thông-giáo dục sức khỏe là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thay đổi hành vi diễn ra và duy trì hành vi lành mạnh. Quá trình thay đổi hành vi của con ng−ời th−ờng diễn ra phức tạp, và chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, th−ờng diễn ra qua nhiều giai đoạn. Trên thực tế nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật không thể chỉ giải quyết bằng thuốc hay các can thiệp kỹ thuật y học. Đại dịch HIV/AIDS hiện nay là một ví dụ rõ ràng về vai trò của truyền thông-giáo dục sức khỏe trong giải quyết vấn đề sức khỏe quan trọng trên phạm vi toàn cầu.

Nâng cao sức khỏe và phòng bệnh luôn bao gồm một số thay đổi lối sống và hành vi con ng−ời. Lối sống là biểu hiện cụ thể của hành vi liên quan đến sức khỏe. Lối sống muốn nói về tập hợp các hành vi tạo nên cách sống của con ng−ời bao gồm nhiều vấn đề nh−: thói quen ăn uống, kiểu quần áo, cuộc sống gia đình, nhà ở, sở thích, công việc v.v... Có những hành vi có từ lâu đời, đ−ợc gọi là phong tục tập quán. Phong tục tập quán và truyền thống là các hành vi đ−ợc nhiều ng−ời cùng chia sẻ trong cộng đồng, đ−ợc thực hiện trong thời gian dài, đ−ợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực tế các cộng đồng có nhiều phong tục tập quán có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó cũng có nhiều phong tục tập quán có hại cho sức khỏe cần phải thay đổi, phải cần đến các hoạt động truyền thông-giáo dục sức khỏe.

Nh− vậy hành vi sức khỏe là những hành vi của con ng−ời có ảnh h−ởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những ng−ời xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh h−ởng của hành vi, chúng ta thấy có hai loại hành vi sức khỏe, đó là các hành vi có lợi cho sức khỏe và các hành vi có hại cho sức khỏe.

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh đ−ợc ng−ời dân thực hành để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Có rất nhiều hành vi lành mạnh có lợi cho sức khỏe nh−: thực hiện tiêm chủng phòng bệnh, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi tr−ờng, xây dựng và sử dụng các công trình vệ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tập luyện thể dục thể thao, đi khám chữa bệnh sớm khi có các dấu hiệu của bệnh, rèn luyện phục hồi chức năng sau khi điều trị bệnh tật v.v... Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cán bộ y tế là khuyến khích động viên ng−ời dân thực hành các hành vi lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe.

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi không lành mạnh, tác động xấu đến sức khỏe, do một cá nhân, một nhóm ng−ời hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và trở thành thói quen, phong tục tập quán gây ảnh h−ởng lớn đến sức khỏe. Trên thực tế còn tồn tại nhiều hành vi có hại cho sức khỏe ở các cộng đồng khác nhau. Có thể kể đến nhiều hành vi có hại cho sức khỏe nh− sử dụng phân t−ơi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, nghiện r−ợu, quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện hút, cầu cúng bói toán khi bị đau ốm, lạm dụng thuốc, ăn kiêng không cần thiết v.v... Để giúp ng−ời dân thay đổi các hành vi có hại cho sức khỏe, đòi hỏi cán bộ y tế phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao ng−ời dân lại thực hành các hành vi này, từ đó có biện pháp thích hợp, kiên trì thực hiện TT-GDSK và giới thiệu các hành vi lành mạnh để dân thực hành.

Bên cạnh những hành vi có lợi và có hại cho sức khỏe, chúng ta còn thấy một số cá nhân hay cộng đồng thực hành các hành vi không có lợi và không có hại cho sức khỏe. Ví dụ một số bà mẹ đeo vòng bạc (hay vòng hạt cây) cho trẻ em để tránh gió, tránh bệnh, các gia đình th−ờng có bàn thờ tổ tiên trong nhà v.v... với các loại hành vi trung gian này thì không cần phải tác động để loại bỏ mà đôi khi cần chú ý khai thác những khía cạnh có lợi của các hành vi này đối với sức khỏe, ví dụ nh− h−ớng dẫn các bà mẹ theo dõi độ chặt, lỏng của vòng cổ tay, cổ chân của trẻ để đánh giá tình trạng tăng tr−ởng của trẻ.

Nhiệm vụ của TT-GDSK là giúp cho cá nhân và cộng đồng loại bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 33 - 35)