Tầm quan trọng của xây dựng mục tiêu trong truyền thông-giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 126 - 127)

6. Có khả năng về kinh phí: không thấp trung bình cao

3.3.2.2. Tầm quan trọng của xây dựng mục tiêu trong truyền thông-giáo dục sức khỏe

Có thể nói bất kỳ một ch−ơng trình can thiệp sức khỏe nói chung hay một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe nào cũng cần phải xây dựng các mục tiêu. Mục tiêu liên quan đến toàn bộ các chiến l−ợc, các kế hoạch hoạt động, đến sử dụng các nguồn lực của các ch−ơng trình. Xây dựng mục tiêu là b−ớc quan trọng của lập kế hoạch ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Nh− chúng ta đều biết các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe nói chung hay cho các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe luôn luôn có giới hạn. Trong thực tế có nhiều vấn đề sức khỏe cần đ−ợc giáo dục vì thế cán bộ giáo dục sức khỏe phải xác định các ch−ơng trình −u tiên và trong mỗi ch−ơng trình cần xác định đ−ợc rõ ràng các mục tiêu −u tiên dựa trên khả năng về nguồn lực có sẵn.

Mục tiêu cụ thể kích thích các nỗ lực của cán bộ và động viên cán bộ phấn đấu thực hiện, vì mục tiêu giúp đánh giá đ−ợc năng lực, công sức của những ng−ời phấn đấu để thực hiện mục tiêu đó. Nếu nh− không có mục tiêu giáo dục sức khỏe cụ thể thì không thể biết đ−ợc các nỗ lực của những ng−ời thực hiện ch−ơng trình nh− thế nào. Ví dụ nh− nếu cùng một nguồn lực, cùng những điều kiện, đối t−ợng nh− nhau, hai cán bộ cùng thực hiện giáo dục sức khỏe, nếu nh− không có mục tiêu cụ thể thì không thể biết đ−ợc ai là ng−ời đã cố gắng trong hoạt động giáo dục để đạt đ−ợc kết quả tốt hơn.

Mục tiêu sẽ tác động đến lựa chọn chiến l−ợc và các hoạt động cụ thể nhằm đạt mục tiêu. Khi đã xây dựng đ−ợc mục tiêu thì ng−ời lập kế hoạch giáo dục sức khỏe sẽ đặt ra câu hỏi làm thế nào để đạt đ−ợc mục tiêu đó. Nói khác đi ng−ời lập kế hoạch phải nghĩ đến các chiến l−ợc thích hợp và dự kiến các hoạt động cụ thể để đạt đ−ợc mục tiêu đã xây dựng. Trong quá trình thực hiện ch−ơng trình thì mục tiêu giúp cho việc điều hành và theo dõi giám sát ch−ơng trình theo h−ớng đạt đ−ợc mục tiêu và có thể điều chỉnh các hoạt động cho thích hợp. Mục tiêu cũng giúp cho ng−ời khác biết chính xác về kế hoạch hoạt động của ng−ời lập kế hoạch nh− thế nào, mục tiêu có sát hợp, có khả thi hay không. Xây dựng mục tiêu không đúng sẽ không thể thực hiện đ−ợc hoặc có thể gây lãng phí nguồn lực và thời gian, ảnh h−ởng không tốt đến các ch−ơng trình hay hoạt động khác.

Mục tiêu giúp đánh giá các ch−ơng trình hoạt động cụ thể. Nếu không có mục tiêu sẽ không đánh giá đ−ợc các mức độ đạt đ−ợc của ch−ơng trình, bởi vì khi xây dựng mục tiêu ng−ời lập kế hoạch giáo dục sức khỏe phải biết đ−ợc hiện trạng vấn đề đang ở đâu và kết thúc kế hoạch họ mong muốn đạt đ−ợc đến mức độ nào.

Ngòai ra xây dựng mục tiêu đúng sẽ giúp các nhà quản lý các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe có thể thực hiện tốt công tác quản lý bằng mục tiêu.

Xây dựng các mục tiêu giáo dục sức khỏe cũng có thể gặp những khó khăn do thiếu các số liệu cơ bản, thiếu nguồn lực. Một số ng−ời sợ bị ng−ời khác phê phán khi không đạt đ−ợc mục tiêu vì vậy không muốn xây dựng mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên không đạt đ−ợc mục tiêu cũng không đáng chê trách, nếu nghiêm túc đánh giá

rút kinh nghiệm và tìm ra lý do vì sao không đạt đ−ợc mục tiêu và tránh những nh−ợc điểm trong t−ơng lai thì điều đó cũng thực sự bổ ích cho cán bộ làm công tác giáo dục sức khỏe.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)