Ph−ơng tiện tác động qua thị giác

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 85 - 86)

ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe

2.2.3. Ph−ơng tiện tác động qua thị giác

Loại ph−ơng tiện này ngày càng phát triển trong giáo dục sức khỏe vì nó gây ấn t−ợng mạnh. Các tranh ảnh, panô, áp phích, bảng quảng cáo, mô hình, tiêu bản, triển lãm v.v... dùng để minh hoạ làm sinh động cho các nội dung giáo dục, giúp đối t−ợng dễ cảm nhận, nhớ lâu và hình dung các vấn đề một cách dễ dàng. Các nội dung giáo dục cần đ−ợc đ−a ra ngắn gọn, đơn giản thông qua hình ảnh, có tác động đến nhiều ng−ời vì nó th−ờng đ−ợc sử dụng ở những nơi công cộng. Khi sử dụng các hình ảnh, không nên đ−a nhiều nội dung vào một panô, áp phích vì có thể làm ng−ời xem khó hiểu. Việc sắp xếp các hình ảnh, chọn màu sắc cũng cần theo thứ tự hợp lý, tạo thuận lợi cho t− duy lôgic, làm đối t−ợng quan tâm. Thử nghiệm tr−ớc các ph−ơng tiện tác động qua thị giác ví dụ nh− các pa nô, áp phích là rất cần thiết trong mỗi ch−ơng trình TT-GDSK, nếu không thử nghiệm tr−ớc có thể gây lãng phí về kinh tế mà không có hiệu quả.

2.2.4. Phơng tiện nghe nhìn

Đây là loại ph−ơng tiện giáo dục sử dụng các kỹ thuật hiện đại, trong đó th−ờng phối hợp cả ba loại ph−ơng tiện trên. Ph−ơng tiện này tác động trên cả hai cơ quan thị giác và thính giác vì thế nó gây đ−ợc ấn t−ợng sâu sắc cho đối t−ợng đ−ợc giáo dục nh− phim, vô tuyến truyền hình, video, kịch, múa rối. Các ph−ơng tiện nghe nhìn th−ờng gây hứng thú và dễ lôi cuốn sự tham gia của nhiều ng−ời. Tuy có nhiều −u điểm nh−ng sử dụng ph−ơng tiện nghe nhìn th−ờng đắt, sản xuất ra các ph−ơng tiện này th−ờng tốn nhiều kinh phí, sử dụng cần phải có các điều kiện cần thiết nh−: điện, hội tr−ờng, máy chiếu phim, ti vi, đầu video... và cần những ng−ời biết kỹ thuật vận hành, bảo quản và sử dụng các ph−ơng tiện.

Nh− vậy chúng ta có thể nhận thấy các ph−ơng tiện sử dụng trong giáo dục sức khỏe rất đa dạng. Không có một loại ph−ơng tiện nào là có −u điểm tuyệt đối cũng không có một loại ph−ơng tiện nào là hoàn toàn không có hiệu quả. Vấn đề quan trọng nhất là ng−ời thực hiện TT-GDSK phải biết lựa chọn ph−ơng tiện nào cho phù hợp với nội dung giáo dục, trình độ của đối t−ợng, điều kiện thực tế, nguồn lực và ph−ơng tiện sẵn có của địa ph−ơng. Cách tốt nhất là nên sử dụng phối hợp ba loại ph−ơng tiện trên một cách hợp lý.

Khi lựa chọn ph−ơng tiện cho một buổi, một đợt hay một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe cụ thể cần đặt ra một số câu hỏi nh− sau:

− Ph−ơng tiện nào thì thích hợp với nội dung và ph−ơng pháp giáo dục? (ph−ơng tiện có giúp chuyển tải đúng, đủ các nội dung giáo dục không?).

− Ph−ơng tiện đó có phù hợp với đối t−ợng đ−ợc giáo dục không?

− Ph−ơng tiện đó có đ−ợc cộng đồng chấp nhận không? (có phù hợp với phong tục tập quán và văn hoá của địa ph−ơng không?).

− Ph−ơng tiện có sẵn có và có đủ các điều kiện để sử dụng ở địa ph−ơng không? − Cán bộ giáo dục sức khỏe có kỹ năng sử dụng các ph−ơng tiện đó không? − Giá thành sản xuất và sử dụng các ph−ơng tiện có chấp nhận đ−ợc không? − Kết quả dự kiến đạt đ−ợc có t−ơng xứng với nguồn lực đầu t− không?

Nên nhớ là trong mọi tr−ờng hợp ph−ơng tiện giáo dục sức khỏe chỉ là công cụ của ng−ời làm giáo dục sức khỏe, nó không thể thay thế đ−ợc ng−ời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ truyền thông-giáo dục sức khỏe. Hiệu quả của các ph−ơng tiện giáo dục sức khỏe sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ng−ời sử dụng. Ph−ơng tiện dù có tốt, hiện đại đến đâu đi chăng nữa nh−ng nếu không biết sử dụng, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối t−ợng thì cũng không có tác dụng và đôi khi lại có thể có tác dụng phản giáo dục, cho nên cần thận trọng khi quyết định sử dụng các ph−ơng tiện trong truyền thông-giáo dục sức khỏe.

3. Ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe

3.1. Khái niệm

Ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe là cách thức mà ng−ời làm công tác giáo dục sức khỏe thực hiện một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe.

Có hai loại ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe là: các ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp và các ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 85 - 86)