Các loại mục tiêu trong giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 128 - 129)

6. Có khả năng về kinh phí: không thấp trung bình cao

3.3.2.5. Các loại mục tiêu trong giáo dục sức khỏe

− Mục tiêu đầu vào: Mục tiêu đầu vào là mục tiêu về huy động các nguồn lực (ngoài số nguồn lực đã sẵn có theo kế hoạch) mà ng−ời lập kế hoạch giáo dục sức khỏe mong muốn đ−a vào một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Thông th−ờng ng−ời ta không chú ý nhiều đến mục tiêu này, nh−ng thực sự trong một số ch−ơng trình giáo dục sức khỏe mục tiêu này có vai trò quan trọng và ảnh h−ởng đến các mục tiêu khác. Nguyên lý lồng ghép phối hợp liên ngành, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe là rất quan trọng. Trong một số ch−ơng trình giáo dục sức khỏe chỉ có thể thành công nếu có sự phối hợp liên ngành, cộng đồng tham gia, có thêm các nguồn lực, điều kiện hỗ trợ. Ví dụ trong một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe ở tr−ờng học thì một mục tiêu đầu vào là vận động đ−ơc 100% giáo viên chủ nhiệm lớp tham gia vào ch−ơng trình. Một mục tiêu đầu vào của ch−ơng trình giáo dục vệ sinh môi tr−ờng là vận động đ−ợc ít nhất đại diện của 5 ban ngành đoàn thể tham gia vào ban chỉ đạo ch−ơng trình. Mục tiêu đầu vào cũng có thể đ−ợc coi là mục tiêu nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu nhằm vào đối t−ợng đích của ch−ơng trình giáo dục sức khỏe.

− Mục tiêu trung gian: Mục tiêu trung gian hay còn gọi là mục tiêu quá trình hoạt động của ch−ơng trình giáo dục sức khỏe nhằm đạt đ−ợc mục tiêu đầu ra.

Th−ờng một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe có nhiều mục tiêu trung gian. Mục tiêu trung gian nói lên số l−ợng các hoạt động mà ng−ời lập kế hoạch sức khỏe mong muốn thực hiện. Các mục tiêu trung gian th−ờng có liên quan với nhau theo trình tự các giai đoạn của ch−ơng trình. Có đạt đ−ợc các mục tiêu trung gian thì mới có thể đạt đ−ợc mục tiêu đầu ra. Một số ví dụ về mục tiêu trung gian nh−: Mục tiêu về đào tạo số thành viên mạng l−ới cộng tác viên giáo dục sức khỏe, thực hiện số buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục sức khỏe, tổ chức các cuộc thảo luận về giáo dục sức khỏe, các cuộc triển lãm, các ch−ơng trình truyền thông đại chúng v.v... Các mục tiêu trung gian là điều kiện để thực hiện các mục tiêu đầu ra mong đợi.

− Mục tiêu đầu ra: Đây là mục tiêu hết sức quan trọng của bất kỳ một ch−ơng trình y tế hay một ch−ơng trình giáo dục sức khỏe nào. Mục tiêu đầu ra là mức độ thay đổi mong đợi ở các đối t−ợng đ−ợc giáo dục sức khỏe về các lĩnh vực kiến thức, thái độ, thực hành. Những thay đổi này phải đo đạc đ−ợc. Mục tiêu đầu ra là kết quả của việc đạt đ−ợc các mục tiêu đầu vào và mục tiêu trung gian. Ví dụ sau đợt giáo dục sức khỏe về phòng chống suy dinh d−ỡng tăng số bà mẹ hiểu biết đủ nguyên nhân suy dinh d−ỡng ở trẻ em từ 30% (hiện tại) lên 80% vào thời điểm X. Tăng số bà mẹ thực hành cho trẻ ăn sam đúng từ 25% (hiện tại) lên 75% vào thời điểm X.

− Mục tiêu tác động: Mục tiêu tác động đó là những mong đợi kết quả cuối cùng của các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe đến cải thiện tình trạng sức khỏe của các đối t−ợng đích. Th−ờng mục tiêu tác động của các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe chỉ đạt đ−ợc sau khi ch−ơng trình đã đạt đ−ợc mục tiêu đầu ra. Ví dụ một mục tiêu tác động của ch−ơng trình trình giáo dục sức khỏe về tiêm chủng mở rộng là giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ trẻ em chết vì các bệnh trong ch−ơng trình tiêm chủng mở rộng. Đánh giá mục tiêu tác động nhiều khi không dễ. Cách tốt nhất để đánh giá mục tiêu tác động là so sánh hai nhóm đối t−ợng, một nhóm đ−ợc giáo dục sức khỏe và một nhóm không đ−ợc giáo dục sức khỏe để thấy đ−ợc những thay đổi do ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Nh− vậy xây dựng mục tiêu giáo dục sức khỏe là rất quan trọng, mục tiêu định h−ớng cho mọi chiến l−ợc và hoạt động của ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Để xây dựng đ−ợc mục tiêu phải phân tích kỹ các thông tin cơ bản ban đầu, các yếu tố có thể ảnh h−ởng đến quá trình đạt đ−ợc mục tiêu. Nh− vậy xây dựng mục tiêu đúng, khả thi không phải đơn giản, nó đòi hỏi ng−ời làm công tác giáo dục sức khỏe phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm. Để đảm bảo đạt đ−ợc mục tiêu trong TT-GDSK cần lôi cuốn cộng đồng vào xác định nhu cầu giáo dục sức khỏe, xây dựng mục tiêu và tham gia vào các hoạt động để đạt mục tiêu.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 128 - 129)