Tính hấp dẫn của thông điệp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 26 - 28)

Hấp dẫn là cách mà chúng ta tổ chức nội dung của thông điệp để thu hút, thuyết phục hay gây lòng tin cho mọi ng−ời. Có một khuynh h−ớng trong nhiều ch−ơng trình truyền thông-giáo dục sức khỏe là sử dụng những thông điệp với nội dung nặng về chi tiết y học mà không chú ý nhiều đến cách thể hiện nội dung và hình thức phù hợp với sự quan tâm của đối t−ợng đích. Có nhiều cách khác có thể sử dụng để tạo sự hấp dẫn cho thông điệp.

Sợ hãi: Thông điệp có thể cố gắng để đe dọa mọi ng−ời hành động bằng cách đ−a ra hậu quả nghiêm trọng do không thực hiện hành động. Các biểu t−ợng nh− là ng−ời chết, hình hài biến dạng, bộ x−ơng, đầu lâu có thể đ−ợc sử dụng. Các bằng chứng cho thấy xuất hiện sợ hãi trong đầu có thể dẫn đến sự chú ý và tạo ra quan tâm, dẫn đến thay đổi hành vi. Tuy nhiên quá sợ hãi thì làm cho mọi ng−ời không chấp nhận và từ chối thông điệp. Ví dụ: giáo dục sức khỏe về hút thuốc lá tại Anh đã sử dụng giải pháp gây sợ hãi bằng cách nêu ra các bệnh về phổi và mô tả ảnh h−ởng xấu của hút thuốc đến sức khỏe. Việc làm này ít mang lại hiệu quả đối với những ng−ời hút thuốc lá vì họ đã xây dựng một rào chắn và từ chối các thông điệp. Giáo dục sức khỏe về HIV/AIDS ở nhiều n−ớc đã sử dụng giải pháp thu hút sự chú ý bằng cách gây sợ hãi qua sử dụng các biểu t−ợng chết chóc nh− đầu lâu, nghĩa địa... Với một số ng−ời giải pháp này dẫn đến vui c−ời và thất bại vì họ không từ bỏ các hành vi nguy cơ cao với HIV/AIDS, với một số ng−ời khác giải pháp này dẫn đến đáp ứng hoảng loạn, sốc và lo sợ.

Tuy nhiên làm cho ng−ời ta sợ hãi không đơn giản chỉ là xem xét liệu có thuyết phục ng−ời ta hành động hay không mà nó còn bao gồm cả vấn đề đạo đức trong đó. Sợ hãi có thể xuất hiện nh−ng đối t−ợng không thực hiện đ−ợc hành động để thay đổi, điều này dẫn đến phải đề phòng những chấn th−ơng tinh thần (stress) và lo lắng xuất hiện ở đối t−ợng. Nhiều nhà giáo dục sức khỏe nhận thấy sai lầm nếu đe dọa ng−ời ta thực hiện hành động, trừ khi có những bằng chứng hiển nhiên về lợi ích cho sức khỏe và có đủ các yếu tố có thể (nguồn lực) để thực hiện hành động.

Hài h−ớc: Thông điệp đ−ợc chuyển đi bằng cách tạo nên tính hài h−ớc gây c−ời qua các hình thức nh− phim hoạt hình, các câu truyện, tranh biếm hoạ. Hài h−ớc là

cách tốt để thu hút sự quan tâm thích thú của các nhóm đối t−ợng. Hài h−ớc cũng đồng thời có vai trò giảm bớt căng thẳng cho các đối t−ợng khi phải đối phó với những vấn đề trầm trọng. Th− giãn và giải trí có thể dẫn đến hiệu quả cao, làm ng−ời ta ghi nhớ và học tập đ−ợc nhiều hơn. Tuy vậy không phải hài h−ớc luôn luôn dẫn đến những thay đổi niềm tin và thái độ. Hài h−ớc cũng mang tính rất chủ quan - những điều mà ng−ời này thấy hài h−ớc gây c−ời thì có thể lại không có tác dụng với ng−ời khác.

Hấp dẫn lô gíc/sự việc thật: Nhấn mạnh vào các thông điệp bằng cách truyền đi nhu cầu cần phải hành động qua việc đ−a ra các sự kiện thật nh− số liệu, thông tin về nguyên nhân của bệnh tật, vấn đề sức khỏe, từ đó tạo nên sự quan tâm chú ý của các đối t−ợng nhận thông điệp.

Hấp dẫn về tình cảm: Cố gắng để thuyết phục mọi ng−ời bằng cách khêu gợi tình cảm, với những hình t−ợng gợi cảm hơn là đ−a ra các sự việc và số liệu. Ví dụ nh− chỉ ra nụ c−ời của những đứa trẻ khỏe mạnh, những gia đình có hố xí vệ sinh sống mạnh khỏe, những hành động liên quan đến tình dục an toàn tạo nên hạnh phúc gia đình.

Thông điệp một mặt: Chỉ trình bày những −u điểm của thực hiện hành động mà không đề cập đến bất kỳ nh−ợc điểm có thể xảy ra nào để làm cho đối t−ợng tập trung chú ý nhiều vào lợi ích của hành động hay việc làm với sức khỏe.

Thông điệp hai mặt: Trình bày cả lợi ích và nh−ợc điểm khi thực hiện hành động, tạo điều kiện cho đối t−ợng có thể cân nhắc hành động.

Thu hút qua thông điệp d−ơng tính và âm tính: Thu hút âm tính sử dụng thuật ngữ nh− là "tránh", "không" để khuyến khích mọi ng−ời không thực hiện những hành vi có hại cho sức khỏe, chẳng hạn nh− "không nuôi con bằng chai sữa", "không đi đại tiện bừa bãi" v.v... Phần lớn các nhà giáo dục sức khỏe đồng ý rằng tốt hơn là dùng thông điệp d−ơng tính để thúc đẩy các hành vi có lợi cho sức khỏe, ví dụ nh− "hãy nuôi con bằng sữa mẹ" "sử dụng hố xí hợp vệ sinh".

Cấu trúc thông điệp: Theo lý thuyết, thông điệp có thể đ−ợc tiếp nhận bằng bất kỳ giác quan nào trong năm giác quan: nhìn, sờ, nghe, nếm, ngửi. Tuy nhiên giác quan chúng ta sử dụng chính trong truyền thông là nghe và nhìn. Thông điệp có thể chuyển đi bằng từ ngữ, hình ảnh. Thông điệp cũng có thể chuyển đi d−ới dạng không phải bằng từ ngữ: Truyền thông không lời. Truyền thông không lời bao gồm: Dáng điệu, cử chỉ tay chân, h−ớng nhìn, ánh mắt, giọng nói và vẻ mặt. Truyền thông không lời luôn đ−ợc phối hợp với truyền thông bằng lời trong các ph−ơng pháp truyền thông trực tiếp. Cùng một thời gian, cùng một đối t−ợng ng−ời TT-GDSK có thể sử dụng nhiều ph−ơng pháp, ph−ơng tiện để truyền thông điệp đến đối t−ợng.

Nội dung thực sự của thông điệp: Nội dung thực sự của thông điệp bao gồm các từ, các bức tranh và tiếng động tạo nên sự hấp dẫn của thông điệp truyền đi. Trong ch−ơng trình của đài nội dung có thể bao gồm: lời khuyên, các từ ngữ, giọng nói, âm nhạc. Một áp phích có thể bao gồm: những bức tranh, các từ hay cụm từ ngắn gọn, các ảnh, các biểu t−ợng và các loại màu sắc khác nhau.

Trong truyền thông qua thị giác chúng ta có thể thực hiện phân tích nội dung của truyền thông qua thị giác một cách cụ thể:

− Kiểu chữ nào đ−ợc sử dụng: Chữ in, chữ th−ờng, chữ thẳng hay chữ nghiêng? − Kích th−ớc của các loại chữ?

− Ph−ơng pháp in ấn?

− Tranh sử dụng minh hoạ là gì, các loại ảnh nào đ−ợc đ−a vào, các đ−ờng vẽ đơn giản hay chi tiết?

− Kích th−ớc và màu sắc của các bức tranh ra sao? − ...

Tiến hành phân tích cụ thể nội dung thông điệp qua sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, biểu t−ợng... là cần thiết để nâng cao chất l−ợng, hiệu quả của TT-GDSK.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 26 - 28)