ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe
3.2.4.4. Tờ rơi (tờ b−ớm)
Tờ rơi là loại ấn phẩm th−ờng đ−ợc sử dụng phổ biến nhất trong TT-GDSK. Một tờ rơi đơn giản nhất là một trang giấy đơn, in trên cả hai mặt và gập đôi hoặc ba. Tờ rơi có thể bao gồm nhiều trang giấy. Một loại tờ rơi có từ năm trang trở lên th−ờng đ−ợc gọi d−ới thuật ngữ “sách bỏ túi”. Tờ rơi có thể giúp ích cho cá nhân và có giá trị trong các cuộc thảo luận nhóm và phục vụ cho việc nhắc lại những điểm chính của chủ đề TT-GDSK đã làm. Tờ rơi có tranh ảnh hấp dẫn cũng có thể phát cho những ng−ời không biết đọc, họ sẽ nhờ những ng−ời khác đọc giúp họ. Tờ rơi rất có ích cho những chủ đề nhạy cảm và tế nhị nh− giới tính, bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục... khi một số đối t−ợng ngại hỏi trực tiếp nh−ng lại có thể sử dụng một tờ rơi và đọc những thông tin trong đó. Những tờ rơi về một số vấn đề sức khỏe bệnh tật phổ biến có thể đã đ−ợc sản xuất sẵn để dùng trong các ch−ơng trình TT-GDSK của cán bộ y tế. Tuy nhiên, các tờ rơi đã đ−ợc sản xuất sẵn có thể không thích hợp khi cán bộ TT-GDSK sử dụng ở một địa ph−ơng cụ thể, do ngôn ngữ, hình ảnh hoặc nội dung nên đôi khi phải sản xuất những tờ rơi cho riêng từng cộng đồng. Khi sản xuất tờ rơi phải tính đến giá thành. Tờ rơi không thể sản xuất với giá quá cao, bằng cách sản xuất hàng loạt tờ rơi về một chủ đề cần TT-GDSK cho nhiều ng−ời, sẽ giảm giá thành.
Một điểm khởi đầu có lợi là xem xét tham khảo các tờ rơi do các ch−ơng trình khác sản xuất hoặc từ n−ớc ngoài. Từ việc tham khảo các tờ rơi có sẵn sẽ giúp cho ng−ời thực hiện TT-GDSK có những ý t−ởng làm thế nào sửa đổi các nội dung và hình thức cho phù hợp với hoàn cảnh của địa ph−ơng và đối t−ợng đích. Hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản với tranh ảnh và thử nghiệm tr−ớc để chắc chắn đối t−ợng hiểu đ−ợc. Luôn luôn kèm theo một địa chỉ h−ớng dẫn trên tờ rơi để mọi ng−ời có thể tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn khi họ quan tâm. Hãy phát cho đối t−ợng trong các cuộc nói chuyện và trong các buổi họp đ−ợc tổ chức ở những nơi công cộng và chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng sau một ch−ơng trình phát thanh hay truyền hình. Hãy suy nghĩ chọn một số địa điểm trong cộng đồng, nơi đó ta có thể đặt các tờ rơi và mọi ng−ời đi qua đó để xem. Hãy tìm những dịp để phân phát các tờ rơi, ví dụ nh− sử dụng tờ rơi khi phát l−ơng, khi phát phiếu bầu cử, khi ng−ời bệnh đến các phòng khám, cửa hàng bán thuốc, khi cán bộ y tế đến thăm hộ gia đình, trong các buổi truyền thông-giáo dục sức khỏe trực tiếp cho cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Một danh mục kiểm tra đơn giản mà chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra các tờ rơi là:
− Có gây sự chú ý khi nhìn vào không?
− Có mang những thông tin thích hợp cho các đối t−ợng không? − Có tránh đ−ợc những thông tin không thích hợp không? − Ngôn ngữ trong đó có dễ đọc không?
− Tranh ảnh có dễ xem và bắt mắt không?
− Những lời khuyên thể hiện trong đó có thực tế và mang tính khả thi không? − Có cung cấp những thông tin đặc biệt mà những đối t−ợng thực sự muốn biết? − Có cho mọi ng−ời biết chỗ nào có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hơn nếu cần?