Suy nghĩ và tình cảm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 37 - 40)

Hμnh vi sức khỏe, quá trình thay đổi hμnh vi sức khỏe vμ giáo dục sức khỏe

2.1. Suy nghĩ và tình cảm

Với mỗi sự việc, vấn đề trong cuộc sống, mỗi ng−ời chúng ta có thể có các suy nghĩ và tình cảm khác nhau. Những suy nghĩ và tình cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị. Chính các kiến thức, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị đã dẫn đến những quyết định của mỗi ng−ời thực hành hành vi này hay hành vi khác.

2.1.1. Kiến thức

Kiến thức hay hiểu biết của mỗi ng−ời đ−ợc tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu đ−ợc trong cuộc sống. Mỗi ng−ời có thể thu đ−ợc kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những ng−ời xung quanh, sách vở và các ph−ơng tiện thông tin đại chúng cung cấp. Trong cuộc sống, mỗi ng−ời chúng ta có thể tự kiểm tra liệu hiểu biết của mình là đúng hay sai. Hàng ngày từ các sự việc cụ thể gặp trong đời sống, các kiến thức của mỗi ng−ời cũng đ−ợc tích lũy. Trẻ em đ−a tay vào lửa chúng biết đ−ợc lửa nóng và gây bỏng, từ đó trẻ không bao giờ đ−a tay vào lửa nữa. Trẻ em có thể nhìn thấy một con vật chạy ngang đ−ờng và bị xe cán phải, từ sự việc này trẻ em biết đ−ợc rằng chạy ngang đ−ờng có thể nguy hiểm và từ đó khi đi ngang đ−ờng chúng phải cẩn thận. Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con ng−ời có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp tr−ớc mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi ng−ời đ−ợc tích lũy trong suốt cuộc đời. Có các kiến thức hay hiểu biết về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi ng−ời có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh. Các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi ng−ời có thể thu đ−ợc từ các nguồn khác nhau, đ−ợc tích lũy thông qua các hoạt động thực tiễn. Vai trò của ngành y tế và cán bộ y tế trong việc cung cấp kiến thức cho ng−ời dân trong cộng đồng là rất quan trọng, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK.

2.1.2. Niềm tin

Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với các kinh nghiệm thu đ−ợc của cá nhân cũng nh− của nhóm hay cộng đồng trong cuộc sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả các khía cạnh của đời sống. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu đời và vì thế xã hội th−ờng chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm tin. Niềm tin th−ờng bắt nguồn từ ông bà, cha mẹ và từ những ng−ời mà chúng ta kính trọng. Ng−ời ta th−ờng chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để xác định niềm tin đó là đúng hay sai. Một ng−ời hình thành niềm tin do học tập trong suốt cuộc sống và quan sát những ng−ời khác. Các niềm tin đ−ợc hình thành từ tuổi trẻ, hay từ những ng−ời đ−ợc tin cậy th−ờng rất khó thay đổi.

Có nhiều niềm tin ảnh h−ởng đến sức khỏe. ở nhiều n−ớc trên thế giới ng−ời ta th−ờng tin là phụ nữ có thai cần phải ăn hoặc tránh ăn một số loại thực phẩm nào đó. Ví dụ ở một địa ph−ơng ng−ời ta tin là phụ nữ có thai cần tránh ăn thịt một số loại động vật, nếu không những đứa trẻ sinh ra có những ứng xử nh− ứng xử của của các động vật mà họ đã ăn thịt trong khi có thai. Những niềm tin này đã không khích lệ phụ nữ có thai ăn một số loại thực phẩm giàu chất dinh d−ỡng giúp thai nhi phát triển tốt. Bất kỳ cộng đồng nào, n−ớc nào cũng có những niềm tin riêng của họ. Những niềm tin có thể đúng, có thể sai, có niềm tin có lợi cho sức khỏe, nh−ng bên cạnh đó cũng có niềm tin có hại cho sức khỏe. Những niềm tin là một phần của cách sống con ng−ời. Niềm tin có thể chỉ ra những điều đ−ợc mọi ng−ời chấp nhận và những điều không đ−ợc ng−ời ta chấp nhận.

Niềm tin có sức mạnh, nó ảnh h−ởng đến thái độ và hành vi của con ng−ời. Niềm tin th−ờng khó thay đổi. Một số cán bộ y tế và cán bộ làm TT-GDSK th−ờng cho là tất cả những niềm tin truyền thống đều là không đúng và cần phải thay đổi, điều này không phải hoàn toàn đúng. Nhiệm vụ của những ng−ời làm TT-GDSK tr−ớc tiên phải xác định đ−ợc các niềm tin nào là đúng, là sai, niềm tin nào có lợi và niềm tin nào có hại cho sức khỏe, từ đó lập kế hoạch TT-GDSK thay đổi hành vi bắt nguồn từ các niềm tin có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng tùy từng tr−ờng hợp cụ thể mà tiến hành TT- GDSK thay đổi hành vi liên quan đến niềm tin cho phù hợp. Niềm tin là phụ nữ có thai không đ−ợc ăn trứng là một niềm tin có hại cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi vì trứng là nguồn thức ăn có giá trị dinh d−ỡng cao, rất giàu protein. Tr−ớc khi muốn thay đổi niềm tin này ta cần xem xét nếu các phụ nữ có thai không ăn trứng, nh−ng họ lại ăn các loại thức ăn khác nh− thịt, cá, pho mát, đậu, vừng, lạc v.v... thì cũng không nhất thiết phải −u tiên TT-GDSK thay đổi niềm tin liên quan đến ăn kiêng trứng của phụ nữ có thai. ở một địa ph−ơng ng−ời ta tin là nếu phụ nữ có thai làm việc giữa tr−a d−ới trời nắng, nóng thì "quỷ ác" có thể nhập vào cơ thể ng−ời mẹ và phá hủy thai nhi. Niềm tin này là không đúng, nh−ng nó lại có lợi cho sức khỏe bà mẹ, vì nó khuyên bà mẹ có thai không làm việc d−ới trời quá nắng nóng có hại cho sức khỏe thai nhi. Với những loại niềm tin không đúng, nh−ng hành vi liên quan đến niềm tin này lại có lợi cho sức khỏe thì cần giải thích cho những đối t−ợng có niềm tin này hiểu rõ cơ sở của các hành vi có lợi cho sức khỏe để họ duy trì.

Phân tích niềm tin có ý nghĩa trong thực tiễn cho hoạt động TT-GDSK. Ví dụ một ng−ời đồng ý nghiện r−ợu là nghiêm trọng và có thể phòng đ−ợc, nh−ng ng−ời đó

lại không tin mình bị cảm nhiễm và trở thành ng−ời nghiện r−ợu. Vì thế với tr−ờng hợp này ta không nên tốn phí thời gian và nỗ lực tập trung giáo dục ng−ời này về sự nghiêm trọng của nghiện r−ợu mà nên tập trung vào vấn đề làm cho ng−ời đó nhận ra rằng chính họ là ng−ời có nguy cơ nghiện r−ợu. Một phụ nữ tin rằng con chị có thể bị mắc sởi và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên có thể chị lại không tin là sởi phòng đ−ợc bằng tiêm chủng vaccin. Trong tr−ờng hợp này, cơ sở quan trọng cho chiến l−ợc TT-GDSK lại cần tập trung vào thông điệp là tiêm chủng phòng đ−ợc bệnh sởi cho trẻ em.

2.1.3. Thái độ

Thái độ đ−ợc coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều ng−ời ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản.... Thái độ th−ờng bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu đ−ợc trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh h−ởng của những ng−ời xung quanh. Những ng−ời sống gần chúng ta có thể làm cho chúng ta thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề, mức độ quan tâm đến vấn đề, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ. Thái độ của chúng ta có thể bắt nguồn từ những ng−ời khác, đặc biệt là những ng−ời mà chúng ta kính trọng.

Thái độ chịu ảnh h−ởng của môi tr−ờng, hoàn cảnh. Trong một số hoàn cảnh nhất định không cho phép ng−ời ta hành động phù hợp với thái độ của họ. Ví dụ một bà mẹ rất muốn đ−a con bị sốt cao đến trạm y tế để khám và điều trị nh−ng vì ban đêm, trạm y tế lại xa nên bà mẹ buộc phải đem con đến khám bác sỹ t− gần nhà. Hành động này của bà mẹ không có nghĩa là bà đã thay đổi thái độ không tin vào cán bộ trạm y tế. Đôi khi thái độ ch−a đúng của con ng−ời đ−ợc hình thành từ những sự việc ch−a có căn cứ xác đáng, không đại diện. Ví dụ một ng−ời đến mua thuốc tại trạm y tế về điều trị bệnh nh−ng bệnh không khỏi, ng−ời này có thể hình thành suy nghĩ là trạm y tế bán thuốc không tốt, từ đó có thái độ không tin vào trạm y tế và không đến trạm khám và mua thuốc nữa. Trong tr−ờng hợp này có thể có nhiều lý do dẫn đến bệnh không khỏi, chứ không phải trạm y tế bán thuốc không đảm bảo chất l−ợng. Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi ng−ời, do vậy khi xem xét một thái độ ch−a hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của thái độ này, từ đó tìm ph−ơng pháp TT-GDSK hợp lý để thuyết phục đối t−ợng thay đổi thái độ.

2.1.4. Giá trị

Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy nghĩ và tình cảm của con ng−ời. Một tiêu chuẩn nào đó đ−ợc một ng−ời coi là có giá trị với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Giá trị còn là phẩm chất tr−ớc một sự cản trở nào đó, ví dụ nh− lòng dũng cảm, sự thông minh. Giá trị đối với một ng−ời nào đó có thể phản ánh trong tuyên bố sau: "những điều quan trọng nhất đối với tôi là... ". Ví dụ về các tiêu chuẩn hay đặc điểm có thể đ−ợc cộng đồng cho là có giá trị nh−:

− Bà mẹ có nhiều con đ−ợc xem là bà mẹ hạnh phúc; − Các bà mẹ có các con khỏe mạnh là bà mẹ hạnh phúc;

− Có nhiều gia cầm, ruộng v−ờn riêng đ−ợc bạn bè noi theo; − Trình độ văn hoá cao đ−ợc cộng đồng kính trọng;

− Có nhiều bạn bè là sang trọng;

− Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi ng−ời...

Mỗi ng−ời, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể có những quan niệm giá trị khác nhau. Các quan niệm về giá trị th−ờng trở thành động cơ thúc đẩy các hành vi liên quan đến phấn đấu để đạt đ−ợc những tiêu chuẩn giá trị mong muốn. Mỗi cá nhân có thể có các tiêu chuẩn giá trị riêng của mình, nh−ng th−ờng thì giá trị là một phần của đời sống văn hóa và đ−ợc chia sẻ trong cộng đồng hay trong một n−ớc. Sức khỏe là một trong số các giá trị quan trọng của mỗi ng−ời. Trong TT-GDSK chúng ta cần cố gắng làm cho mọi ng−ời hiểu đ−ợc giá trị của cuộc sống khỏe mạnh, giá trị của sức khỏe, từ đó động viên mọi ng−ời suy nghĩ về giá trị của sức khỏe đối với cuộc sống và thực hiện những hành động thiết thực để duy trì và phát triển sức khỏe.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)