Quản lý nguồn phát tin

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 134 - 135)

6. Có khả năng về kinh phí: không thấp trung bình cao

4.3.1. Quản lý nguồn phát tin

Quản lý nguồn phát tin là quản lý mọi hoạt động của các cán bộ tham gia vào ch−ơng trình TT-GDSK, trong đó có các cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK, những ng−ời tình nguyện... Những ng−ời này cần đ−ợc đào tạo về kỹ năng truyền thông-giáo dục sức khỏe một cách đầy đủ và có hệ thống. Quản lý nguồn phát tin cũng có nghĩa là quản lý nguồn nhân lực cho TT-GDSK, là nguồn lực quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công của mọi ch−ơng trình TT-GDSK.

Nội dung cơ bản trong quản lý nguồn phát tin là cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thực hiện TT-GDSK để tăng c−ờng các kỹ năng TT-GDSK cho họ. Giúp họ tăng c−ờng khả năng lựa chọn các ph−ơng thức làm việc thích hợp với cá nhân và với cộng đồng, trong đó kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm là những kỹ năng hết sức cơ bản của cán bộ TT-GDSK. Mở rộng quan hệ làm việc với các đồng nghiệp và các cán bộ liên quan của các ban ngành đoàn thể khác cũng là

những kỹ năng mà ng−ời làm công tác y tế cộng đồng nói chung cũng nh− ng−ời thực hiện TT-GDSK cần rèn luyện. Đào tạo khả năng cho cán bộ biết đ−a hoạt động TT- GDSK lồng ghép với các hoạt động khác ở địa ph−ơng, nhất là các hoạt động văn hóa truyền thống của cộng đồng là cách làm khôn khéo để thực hiện xã hội hoá hoạt động TT-GDSK.

Một trong những nội dung quan trọng trong quản lý TT-GDSK là việc quản lý nguồn nhân lực cho giáo dục sức khỏe. Để thực hiện tốt nhiệm vụ TT-GDSK ng−ời cán bộ cần đ−ợc trang bị kiến thức về y học, kiến thức về tâm lý, khoa học hành vi, đặc biệt là kỹ năng truyền thông giao tiếp với cá nhân với nhóm và với cộng đồng. Biết lựa chọn các thông điệp sức khỏe truyền đi nh− thế nào cho có hiệu quả đòi hỏi ng−ời làm công tác giáo dục sức khỏe phải nắm chắc các thông tin về đối t−ợng đích, nội dung giáo dục, ph−ơng pháp giáo dục, ph−ơng tiện và nguồn lực sử dụng cho TT-GDSK. Thực hiện đào tạo các cộng tác viên làm công tác TT-GDSK cho từng chủ đề là một biện pháp quan trọng để tăng c−ờng nguồn nhân lực cho giáo dục sức khỏe mà ng−ời cán bộ quản lý TT-GDSK cần chú ý. Lựa chọn và đào tạo các cộng tác viên ngay trong cộng đồng là việc làm mang lại hiệu quả cao và có tác động bền vững. Giám sát hỗ trợ các cán bộ trực tiếp thực hiện TT-GDSK là một trong các ph−ơng pháp quản lý rất hiệu quả để tăng c−ờng kỹ năng cho cán bộ thực hành TT-GDSK.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 134 - 135)