Phân loại ph−ơng tiện truyền thông-giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 84 - 85)

ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe

2.2. Phân loại ph−ơng tiện truyền thông-giáo dục sức khỏe

Rất khó có một cách phân loại hoàn chỉnh vì các ph−ơng tiện truyền thông-giáo dục sức khỏe th−ờng đ−ợc sử dụng phối hợp trong các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên ng−ời ta có thể chia các ph−ơng tiện truyền thông-giáo dục sức khỏe thành 4 loại nh− sau:

2.2.1. Phơng tiện bằng lời nói

Trong thực tế lời nói là công cụ đ−ợc sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong giáo dục sức khỏe. Lời nói có thể là lời nói trực tiếp khi ng−ời làm công tác giáo dục sức khỏe nói trực tiếp với đối t−ợng hoặc có thể là lời nói gián tiếp khi thông tin truyền đến đối t−ợng qua đài, ti vi v.v... Sử dụng lời nói trực tiếp th−ờng có hiệu quả cao.

Sử dụng lời nói có thể chuyển tải các nội dung giáo dục sức khỏe một cách linh hoạt, phù hợp với đối t−ợng. Lời nói rất tiện lợi, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, cho một ng−ời, một gia đình, một nhóm nhỏ hay cho nhiều ng−ời. Lời nói th−ờng đ−ợc sử dụng cùng với sự hỗ trợ, phối hợp với các ph−ơng tiện khác nh− tranh, ảnh, panô, áp phích, mô hình, hiện vật. Tuy nhiên việc sử dụng lời nói còn phụ thuộc vào kỹ năng của ng−ời giáo dục sức khỏe. Nếu không rèn luyện và chuẩn bị kỹ tr−ớc, khi nói dễ trở thành việc cung cấp thông tin một chiều, buồn tẻ, không gây đ−ợc sự chú ý, tập trung và cảm hứng cho ng−ời nghe, không để lại ấn t−ợng làm đối t−ợng dễ quên. Ng−ời nói nếu không nắm chắc đ−ợc nội dung có thể dẫn đến truyền đạt không chính xác, theo ý chủ quan và có thể gây hiểu lầm cho đối t−ợng.

2.2.2. Phơng tiện bằng chữ viết

Đây là ph−ơng tiện đ−ợc sử dụng rộng rãi để chuyển tải nhiều thông tin khác nhau. Có rất nhiều hình thức sử dụng chữ viết nh− qua các bài báo, sách chuyên đề, sách giáo khoa, tờ b−ớm, tờ rơi, tạp chí, khẩu hiệu, biểu ngữ v.v...

Ph−ơng tiện bằng chữ viết có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều ng−ời. Các tài liệu in ấn th−ờng tồn tại lâu vì vậy đối t−ợng có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu rõ, họ có thời gian để nghiên cứu. Đối t−ợng tự đọc và ghi nhận các thông tin từ các tài liệu báo chí, sách vở sẽ dễ tin t−ởng và nhớ lâu hơn là nếu nghe ng−ời khác nói một chiều buồn tẻ. Ph−ơng tiện giáo dục sức khỏe bằng chữ viết có thể l−u truyền từ ng−ời này sang ng−ời khác nh−ng chỉ sử dụng đ−ợc khi đối t−ợng biết đọc và hiệu qủa của nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá của đối t−ợng. Đôi khi các bài viết cũng có thể diễn dịch sai nội dung cần truyền đạt. Các ấn phẩm bằng chữ viết đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để in ấn và phân phát. Các thông tin phản hồi từ các ph−ơng tiện bằng chữ viết đôi khi ít và chậm. Việc điều chỉnh sửa đổi lại các nội dung qua chữ viết cần có thời gian và kinh phí. Các ph−ơng tiện bằng chữ viết cũng nên đ−ợc sử dụng kết hợp với các ph−ơng tiện khác. Ví dụ trong một bức tranh nên có những dòng chữ ghi chú hoặc giải thích làm cho ng−ời xem tranh dễ hiểu và dễ nhớ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 84 - 85)