Tổ chức truyền thông-giáo dục sức khỏe tại hộ gia đình

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 95 - 97)

ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe

3.3.3. Tổ chức truyền thông-giáo dục sức khỏe tại hộ gia đình

Đến thăm từng hộ gia đình để thực hiện TT-GDSK là một ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp cho một nhóm đặc biệt là các thành viên trong một hộ gia đình. Thực hiện giáo dục sức khỏe tại hộ gia đình là ph−ơng pháp TT-GDSK trực tiếp mang lại hiệu quả cao vì có nhiều −u điểm. Đây là ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe rất phù hợp với các cán bộ y tế, cán bộ giáo dục sức khỏe công tác tại tuyến y tế cơ sở, những ng−ời sát nhất với cộng đồng. Đặc biệt với cán bộ y tế xã, ph−ờng, cán bộ của một số ch−ơng trình y tế can thiệp tại cộng đồng là những ng−ời có nhiều cơ hội và điều kiện tốt để lồng ghép hoạt động hàng ngày với đến thăm và thực hiện TT- GDSK tại gia đình.

Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng thì ng−ời cán bộ y tế, nhất là những ng−ời công tác tại tuyến cơ sở không thể thiếu hoạt động đến thăm hộ gia đình và thực hiện giáo dục sức khỏe cho gia đình (các b−ớc tổ chức truyền thông-giáo dục sức khỏe tại hộ gia đình xin xem trong bài: Truyền thông-giáo dục sức khỏe với nhóm).

3.3.4. T vấn giáo dục sức khỏe cho cá nhân

T− vấn là một hình thức th−ờng đ−ợc sử dụng trong giáo dục sức khỏe, đặc biệt có kết quả tốt đối với các cá nhân và gia đình có những vấn đề sức khỏe nhạy cảm. Ngày nay t− vấn giáo dục sức khỏe cho cá nhân trở thành những hoạt động thông th−ờng của nhiều cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK. T− vấn có thể là những hoạt động hàng ngày liên quan đến công tác chuyên môn, cũng có thể là những hoạt động mang tính chuyên sâu với những tình huống phức tạp đòi hỏi phải có các chuyên gia. Trong khi t− vấn, ng−ời t− vấn tìm hiểu vấn đề của đối t−ợng, cung cấp thông tin cho đối t−ợng, động viên đối t−ợng suy nghĩ vấn đề của họ. Từ đó giúp họ hiểu rõ đ−ợc nguyên nhân của vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. T− vấn có vai trò quan trọng hỗ trợ tâm lý cho đối t−ợng khi họ hoang mang lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của mình.

Trong mọi tr−ờng hợp, ng−ời t− vấn cần đảm bảo giữ bí mật thông tin của đối t−ợng, đặc biệt với các đối t−ợng mắc các bệnh xã hội dễ bị định kiến nh− nhiễm HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục... Ng−ời t− vấn th−ờng chủ động giúp cho đối t−ợng quyết định các vấn đề sức khỏe có liên quan đến đời sống, tạo dựng lòng tự tin, gỡ bỏ các định kiến trong mối quan hệ bạn bè, gia đình, cộng đồng. T− vấn giúp cho đối t−ợng và gia đình, cộng đồng có hiểu biết đúng đắn về vấn đề của họ, có thái độ thích hợp và lựa chọn các biện pháp giải quyết phù hợp nhất.

Khi t− vấn ng−ời t− vấn giáo dục sức khỏe cần đ−a ra các thông tin quan trọng, chính xác để đối t−ợng có thể tự đánh giá, thấy đ−ợc rõ vấn đề của họ và có thể tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải đ−ơng đầu, cuối cùng giúp họ đ−a ra các quyết định đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất.

Điều quan trọng là ng−ời t− vấn phải tạo ra đ−ợc niềm tin cho đối t−ợng để họ có cơ sở cho sự thay đổi hành vi phù hợp. Tuỳ theo đối t−ợng, phong tục tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng địa ph−ơng, từng nơi, từng lúc, mà chọn ph−ơng pháp t− vấn cho thích hợp. T− vấn có thể là những buổi tiếp xúc, thảo luận chính thức hoặc không chính thức. Trong thực tế những buổi tiếp xúc thảo luận, t− vấn không chính thức cũng có thể đ−a lại kết quả tốt. T− vấn th−ờng có vai trò quan trọng cho những ng−ời bị bệnh đặc biệt, ví dụ nh− nhiễm HIV/AIDS, lao, phong, trầm cảm... Khi một ng−ời đ−ợc chẩn đoán là HIV (+) hoặc bị AIDS có hàng loạt vấn đề xảy ra với họ. Tình cảm cuộc sống gia đình đảo lộn, định kiến xã hội, những ng−ời xung quanh xa lánh kỳ thị, mất việc làm, giảm thu nhập... những thay đổi này dẫn đến những khủng hoảng tinh thần, tâm lý, niềm tin của đối t−ợng cũng nh− của những ng−ời thân trong gia đình họ. Công tác t− vấn phải hết sức linh hoạt, năng động để có thể giúp đỡ đối t−ợng v−ợt qua đ−ợc những khủng hoảng và hoà nhập đ−ợc với cộng đồng. T− vấn giúp đối t−ợng, gia đình họ và cộng đồng thay đổi những hành vi nhất định để giải quyết vấn đề của đối t−ợng đang tồn tại hoặc chấp nhận sự tồn tại của vấn đề. T− vấn giải quyết những vấn đề sức khỏe của cá nhân, qua đó có thể giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình của đối t−ợng và cho cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)