Vô tuyến truyền hình

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 91 - 92)

ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe

3.2.2. Vô tuyến truyền hình

Các ch−ơng trình truyền hình ngày càng đ−ợc phát triển không chỉ ở trung −ơng mà cả ở các địa ph−ơng. Số l−ợng ng−ời sử dụng máy thu hình không chỉ tăng lên ở thành thị mà còn cả ở các vùng nông thôn. Truyền thông-giáo dục sức khỏe qua các kênh của đài truyền hình trung −ơng có những −u thế về sự phổ biến rộng, nhanh, nh−ng lại kém −u thế so với đài truyền hình địa ph−ơng về ngôn ngữ, thời gian phát sóng, sự phù hợp về văn hoá, phong tục tập quán và vấn đề sức khỏe, bệnh tật.

Vô tuyến truyền hình th−ờng đ−ợc mọi ng−ời quan tâm chú ý vì ngoài ngôn ngữ lời nói và chữ viết còn có các hình ảnh động gây đ−ợc hứng thú và ấn t−ợng sâu sắc cho ng−ời xem và có thể h−ớng dẫn đ−ợc cả các thao tác, kỹ thuật, qua đó đối t−ợng cũng có thể học đ−ợc các kỹ năng.

Các nội dung giáo dục sức khỏe có thể truyền tải qua truyền hình bằng nhiều hình thức rất phong phú nh− phóng sự, tin tức, h−ớng dẫn, chất vấn, hỏi đáp truyền hình, câu lạc bộ, ch−ơng trình theo từng chuyền đề sức khỏe. Đặc biệt các nội dung giáo dục sức khỏe còn đ−ợc chuyển đến đối t−ợng một cách tự nhiên, nh−ng hấp dẫn và gây ấn t−ợng với nhiều đối t−ợng bằng các ch−ơng trình phim truyện, tiểu phẩm, ca nhạc, múa rối, hội thi. Soạn thảo ch−ơng trình giáo dục sức khỏe qua vô tuyến truyền hình cần phải có những ng−ời có kỹ năng nhất định. Việc chuẩn bị các chủ đề khá công phu, cần đ−ợc thử nghiệm tr−ớc và nh− vậy th−ờng tốn kém về thời gian và nguồn lực. Với ch−ơng trình truyền hình, các đối t−ợng phải có các ph−ơng tiện là máy thu hình, điện thì mới có thể tiếp cận đ−ợc các nội dung giáo dục sức khỏe qua ph−ơng tiện này. Ch−ơng trình giáo dục sức khỏe phát trên vô tuyến truyền hình chủ yếu là quá trình cung cấp thông tin, thông điệp một chiều, việc điều chỉnh, bổ sung, đánh giá hiệu quả th−ờng khó khăn và chậm.

Ngày nay, truyền thông-giáo dục sức khỏe qua vô tuyến truyền hình ngày càng đ−ợc phát triển, là một hình thức giáo dục hấp dẫn vì kết hợp đ−ợc cả ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, thể loại phong phú nên thu hút đ−ợc sự chú ý của nhiều đối t−ợng, góp phần nâng cao hiểu biết, chuyển đổi hành vi và thái độ có hiệu quả hơn so với một số hình thức giáo dục sức khỏe gián tiếp khác.

3.2.3. Video

Video là một loại ph−ơng tiện nghe nhìn hiện đại, là một dạng của truyền hình, nh−ng sử dụng video cho giáo dục sức khỏe chủ động hơn vô tuyến truyền hình. Video có thể sử dụng đ−ợc cho một nhóm khán giả đích. Kết hợp sử dụng video trong giáo dục sức khỏe trực tiếp th−ờng làm cho ch−ơng trình giáo dục sức khỏe sinh động. Video thu hút đ−ợc sự chú ý của đối t−ợng, ng−ời làm giáo dục sức khỏe có thể chủ động sử dụng các băng video trong các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên việc làm phim video cũng giống nh− làm các ch−ơng trình giáo dục phát trên vô tuyến truyền hình là cần có thời gian, kỹ thuật và tiền để sản xuất các băng ghi hình. Các băng ghi hình về giáo dục sức khỏe có thể sử dụng đ−ợc nhiều lần với điều kiện là nó đ−ợc bảo quản tốt. Một điều kiện không thể thiếu đ−ợc đó là nơi tổ chức giáo dục sức khỏe phải có tivi, đầu video và điện, ng−ời giáo dục phải biết kỹ thuật sử dụng các ph−ơng tiện. Video nếu dùng kết hợp với các ph−ơng pháp giáo dục trực tiếp khác nh− trong các buổi nói chuyện sức khỏe, thảo luận nhóm sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 91 - 92)