2. các Nguyên tắc Truyền thông-giáo dục sức khỏe 1 Nguyên tắc khoa học trong truyền thông-giáo dục sức khoẻ
2.1.1.5. Những cơ sở tâm lý học nhận thức
Quá trình nhận thức của con ng−ời đ−ợc chia làm 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính bằng các giác quan và nhận thức lý tính bằng các thao tác t− duy (nh− so sánh, trừu t−ợng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp...). Có thể tóm tắt quá trình nhận thức bằng công thức nổi tiếng của V.I. Lênin trong lý thuyết phản ánh: "Từ trực quan sinh động đến t− duy trừu t−ợng, rồi từ t− duy trừu t−ợng đến thực tiễn, đó là con đ−ờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan".
Truyền thông-giáo dục sức khỏe không những giúp cho đối t−ợng nhận thức bằng cảm quan mà quan trọng hơn cả là giúp cho họ chuyển sang nhận thức lý tính, nhất là tự nhận thức và cuối cùng là vận dụng đ−ợc vào thực tế giải quyết các vấn đề sức khỏe và lối sống, biến thành thói quen có lợi cho sức khỏe. Nh− vậy, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe là quá trình nhận thức từ thấp đến cao.
Quá trình nhận thức đòi hỏi:
− Phải có sự chú ý: Cần nhận thức một thông tin thì ng−ời ta phải chú ý tới thông tin đó. Nói một cách khác không phải bất cứ thông tin gì đến với các giác quan đều đ−ợc nhận thức. Nh− vậy, trong việc tiếp nhận thông tin con ng−ời bao giờ cũng có sự lựa chọn và phụ thuộc vào động cơ, nhu cầu của mỗi ng−ời.
− Phải có sự sắp xếp: Sự sắp xếp thông tin th−ờng tuân theo các đặc tính: + Đồng nhất: ghép những cái giống nhau thành nhóm.
+ Theo vị trí trong không gian: ghép những cái ở gần nhau thành nhóm. + Theo vị trí về thời gian: gắn những sự việc hoặc sự kiện gần nhau về thời gian. + Theo quan hệ riêng chung: gắn cái đặc tr−ng toàn thể cho một bộ phận bất
kể nào đó của nó và ng−ợc lại.
+ Theo tính ghép hoá: ghép những phần không đầy đủ thành một dạng quen thuộc hoặc có nghĩa nào đó.
Tất cả những điều này đòi hỏi ng−ời tiến hành công tác giáo dục sức khỏe phải tránh tạo ra những thông tin không đầy đủ, quá phức tạp, và không rõ ràng, nếu không có sự sắp xếp đối t−ợng giáo dục sức khỏe sẽ cảm nhận theo cách riêng của mình, nhiều khi sẽ dẫn đến hiểu sai lạc hoặc không còn nhớ gì đến thông tin đó nữa.
− Tính hiện thực: Nhận thức là một quá trình mang tính riêng biệt của mỗi ng−ời, nó phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, giới tính, v.v... của ng−ời tiếp nhận. Đây là đặc điểm đặc biệt quan trọng đối với ng−ời làm giáo dục sức khỏe. Nếu chúng ta muốn đối t−ợng tiếp nhận thông tin để làm thay đổi hành vi sức khỏe của họ thì chúng ta phải đặt địa vị mình vào đối t−ợng và dự kiến đ−ợc khả năng họ tiếp nhận vấn đề đ−ợc giáo dục nh− thế nào. Nếu sự tiếp nhận ấy khác với dự kiến của chúng ta thì họ sẽ giữ nhận thức ấy cho đến khi chúng ta hoặc những ng−ời khác tác động thay đổi đ−ợc nhận thức ấy.