Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 80 - 81)

2. Các nội dung chính cần truyền thông-giáo dục sức khỏe 1 Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em

2.5. Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp

2.5.1. Tầm quan trọng

Bảo vệ môi tr−ờng lao động tốt, không ảnh h−ởng đến sức khỏe của ng−ời lao động là một trong những nội dung quan trọng của bảo vệ môi tr−ờng nói chung. Là một biện pháp dự phòng hiệu quả, đem lại sức khỏe cho những ng−ời lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp sẽ góp phần làm giảm các nguy cơ gây nên bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Hiện nay một số các bệnh nghề nghiệp hay gặp nh− bệnh bụi phổi ở các nhà máy dệt sợi, ở hầm mỏ; ung th− ở các nhà máy sản xuất hoá chất; điếc do tiếng ồn ở các nhà máy cơ khí... có thể giảm đ−ợc nếu công nhân có đủ kiến thức và ý thức phòng tránh.

2.5.2. Nội dung chủ yếu về giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn vμ

bệnh nghề nghiệp

Cần giáo dục nâng cao sự hiểu biết về các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp, loại trừ nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động cho ng−ời lao động, tập trung vào một số nội dung quan trọng nh− sau:

− Giáo dục công nhân ý thức bảo vệ môi tr−ờng lao động an toàn.

− Giáo dục công nhân thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động, ý thức sử dụng các ph−ơng tiện phòng hộ lao động.

− Giáo dục công nhân thấy đ−ợc ảnh h−ởng của yếu tố tác hại nghề nghiệp, có ý thức phòng chống các bệnh nghề nghiệp đặc tr−ng cho các ngành sản xuất cụ thể.

− Giáo dục cách sơ cứu ban đầu các tai nạn và ngộ độc trong lao động sản xuất. − Giáo dục cho ng−ời lao động ý thức chủ động tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe

cho bản thân và những ng−ời xung quanh.

Trong công tác giáo dục sức khỏe cho ng−ời lao động cần thực hiện giáo dục định h−ớng về các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động của các cơ sở mà ng−ời lao động dễ mắc. Nghĩa là phải dựa vào từng loại ngành nghề cụ thể, từng cơ sở sản xuất để soạn thảo các nội dung giáo dục sức khỏe cho phù hợp với ng−ời lao động. Để làm tốt công tác giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp cho ng−ời lao động, tại mỗi cơ sở sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế, công đoàn, ban giám đốc, bộ phận bảo hộ an toàn lao động và các bộ phận có liên quan để lập kế hoạch và thực hiện giáo dục th−ờng xuyên cho ng−ời lao động, chú trọng tập trung vào các đối t−ợng mới nhận vào các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 80 - 81)