Các đối tác cần thu hút tham gia TT-GDSK tại cộng đồng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 101 - 102)

1. Khái niệm về tổ chức truyền thông-giáo dục sức khỏe tại cộng đồng Khái niệm

1.2.2. Các đối tác cần thu hút tham gia TT-GDSK tại cộng đồng

Nếu chỉ ngành y tế và cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK thì kết quả hạn chế và không đáp ứng đ−ợc nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Lồng ghép và phối hợp liên ngành là một nguyên tắc phải luôn đ−ợc chú ý khi thực hiện TT-GDSK tại cộng đồng. Nếu cán bộ y tế thực hiện TT-GDSK không có sự tham gia, phối hợp của cộng đồng, của các tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể sẽ rất khó thành công.

Thông th−ờng mỗi cộng đồng đều có cấu trúc và tổ chức nhất định, có thể dựa vào đó để thực hiện hoạt động TT-GDSK. Trong mỗi cộng đồng, ví dụ nh− các làng bản, thôn ấp, tổ dân phố đều có những ng−ời đ−ợc nhân dân kính trọng và tin t−ởng. Họ đ−ợc kính trọng và cộng đồng tin t−ởng vì khả năng chuyên môn, nghề nghiệp, đạo đức lối sống, kinh nghiệm và sự sẵn sàng giúp đỡ mọi ng−ời. Đến cộng đồng nào muốn thực hiện TT-GDSK có thể tranh thủ sự ủng hộ của những ng−ời có uy tín, đ−ợc cộng đồng kính trọng. Họ có thể là:

− Những ng−ời lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa ph−ơng ở huyện, xã, thôn bản, cụm dân c−, khối phố.

− Những ng−ời lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể nh− y tế, văn hoá, thông tin, giáo dục, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân tập thể, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, hội ng−ời cao tuổi, các câu lạc bộ....

− Những ng−ời có đóng góp nhiều cho cộng đồng và đ−ợc cộng đồng tín nhiệm nh− các già làng, tr−ởng bản, tr−ởng họ, linh mục, s− sãi, thầy cô giáo, những ng−ời tình nguyện.

Dựa vào các tổ chức sẵn có của cộng đồng để TT-GDSK nh− lồng ghép TT- GDSK vào các cuộc hội họp, sinh hoạt của các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội, câu lạc bộ. Thực hiện TT-GDSK cho các thành viên, hội viên của các tổ chức sẵn có trong cộng đồng sẽ thu hút đ−ợc đông đảo ng−ời tham gia vì phát huy đ−ợc ý thức và tinh thần trách nhiệm của các hội viên, thành viên trong tổ chức. Khi thực hiện bất kỳ một

hoạt động TT-GDSK nào ở cộng đồng cũng cần tìm hiểu cộng đồng, tìm ra các nhân tố tích cực để tranh thủ sự tham gia và giúp đỡ của họ.

1.2.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng vμo hoạt động TT-GDSK

Để thu hút đ−ợc sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động TT-GDSK ng−ời cán bộ y tế, cán bộ giáo dục sức khỏe cần biết cách tiếp cận cộng đồng. Tiếp cận cộng đồng tốt là tạo điều kiện để làm việc với cộng đồng hiệu quả, làm cho ng−ời dân trong cộng đồng tin t−ởng, tiếp thu và thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe.

Có thể có các cách tiếp cận cộng đồng khác nhau tùy thuộc vào thực tế nh−ng nhìn chung để tiếp cận đ−ợc với ng−ời dân trong cộng đồng tr−ớc tiên cần phải nghiên cứu về cộng đồng, thu thập đủ các thông tin cơ bản về cộng đồng nh− tình hình dân số, kinh tế, văn hoá xã hội. Các vấn đề sức khỏe bệnh tật phổ biến trong cộng đồng, các chỉ số sức khỏe và tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Chú ý đến các đặc điểm nổi bật của cộng đồng, tìm hiểu những quan tâm mong muốn của cộng đồng. Có thể sử dụng các ph−ơng pháp thu thập thông tin nhanh phát hiện các cơ hội lồng ghép hoạt động TT-GDSK và sử dụng triệt để các nguồn lực, ph−ơng tiện sẵn có của cộng đồng để thực hiện TT-GDSK. Th−ờng có nhiều lý do về sự không tham gia của các thành viên cộng đồng vào các hoạt động TT-GDSK, ví dụ nh−, các thành viên cộng đồng không đ−ợc thông báo tr−ớc, không đ−ợc hỏi ý kiến, không tham gia vào quá trình lập kế hoạch, xác định −u tiên, không đ−ợc động viên kịp thời. Động viên sự tham gia của cộng đồng có thể đ−ợc thực hiện bằng các hoạt động đơn giản nh−: Thông báo cho cộng đồng về các hoạt động đã đ−ợc lập kế hoạch. Yêu cầu các thành viên cộng đồng hay những ng−ời đ−ợc cộng đồng tín nhiệm nêu các đề nghị của họ. Chuyển giao các nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên cộng đồng, nếu cần thiết thì tổ chức đào tạo và h−ớng dẫn để họ thực hiện đ−ợc nhiệm vụ. Đánh giá, khen th−ởng những ng−ời tích cực, có những đóng góp cho hoạt động TT-GDSK. Kính trọng và đề cao tính tự chủ của cộng đồng là một trong các yếu tố quan trọng cần chú ý để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động TT-GDSK.

Bất kỳ cộng đồng nào cũng có các lễ hội văn hoá truyền thống, lễ hội là dịp tốt cần đ−ợc tận dụng để có thể lồng ghép các hoạt động TT-GDSK ở mỗi cộng đồng. Th−ờng trong không khí của các lễ hội, mọi ng−ời cảm thấy thoải mái, tinh thần phấn khởi, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, dễ chấp nhận những hoạt động có ích cho cộng đồng, vì thế đây là những cơ hội tốt để có thể thực hiện TT-GDSK, huy động nguồn lực của cộng đồng, giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe chung của cộng đồng.

2. Tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 101 - 102)