Giáo dục dinh d−ỡng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 75 - 76)

2. Các nội dung chính cần truyền thông-giáo dục sức khỏe 1 Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em

2.2. Giáo dục dinh d−ỡng

2.2.1. Tầm quan trọng

Dinh d−ỡng là nhu cầu thiết yếu, vấn đề của đời sống hàng ngày, liên quan đến tất cả mọi ng−ời. Mặc dù loài ng−ời đã đạt đ−ợc những thành tựu vĩ đại trong mọi lĩnh vực khoa học, nh−ng cho đến nay nạn đói và hậu quả của nó vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều n−ớc trên thế giới. ở n−ớc ta tình hình bữa ăn thiếu về số l−ợng và mất cân đối về chất l−ợng đã ảnh h−ởng lớn đến sức khỏe và sức lao động của nhân dân. Suy dinh d−ỡng trẻ em d−ới 5 tuổi vẫn còn cao từ 31 đến 35% tùy theo địa ph−ơng. Phụ nữ có thai thiếu máu dẫn đến tình trạng suy dinh d−ỡng trẻ em, trẻ sinh ra có cân nặng d−ới 2500 gram cũng còn khá phổ biến nhất là ở vùng sâu, miền núi và một số vùng nông thôn nghèo. Thiếu vitamin A hiện nay đ−ợc coi là một chỉ tiêu phản ánh về tình trạng nghèo đói và là vấn đề sức khoẻ có ý nghĩa cộng đồng ở tất cả các vùng trong cả n−ớc. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh d−ỡng Quốc gia trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em d−ới 1 tuổi bị khô, nhũn, loét giác mạc đe doạ đến mù loà do thiếu vitamin A là 0,07% cao hơn 7 lần so với ng−ỡng báo động của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo −ớc tính hàng năm ở n−ớc ta có khoảng 5000 đến 7000 trẻ em bị mù loà do thiếu vitamin A. Miền núi và một số vùng đồng bằng số dân bị b−ớu cổ do thiếu iod rất cao, ở vùng nặng có tới 66% dân số bị thiếu iod. ở các vùng có tỷ lệ mắc b−ớu cổ cao thì có tới 2% trẻ em bị đần độn, có vùng bệnh thiểu trí còn cao hơn.

Giáo dục dinh d−ỡng góp phần làm tăng hiểu biết của ng−ời dân về ăn uống hợp lý, cân đối và an toàn, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe. Mục tiêu của ta hiện nay là phấn đấu đến cuối năm 2005, tỷ lệ suy dinh d−ỡng ở trẻ em <5 tuổi giảm xuống d−ới 25%, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng <2.500 gram giảm xuống d−ới 7%.

Để giải quyết vấn đề dinh d−ỡng cần phải có chính sách, chiến l−ợc và các biện pháp phối hợp hoạt động đồng bộ, trong đó không thể nào thiếu đ−ợc hoạt động truyền thông giáo dục về dinh d−ỡng.

2.2.2. Nội dung chủ yếu về giáo dục dinh dỡng

Hoạt động giáo dục về dinh d−ỡng không những không thể thiếu đ−ợc mà còn phải là công việc −u tiên trong ch−ơng trình phòng chống suy dinh d−ỡng nói riêng cũng nh− trong các nội dung giáo dục sức khỏe nói chung vì dinh d−ỡng là cái nền của sức khỏe. Cần có hệ thống và mạng l−ới giáo dục về dinh d−ỡng. Tổ chức phòng giáo

dục dinh d−ỡng tại các trạm y tế cơ sở, nếu có điều kiện xây dựng mạng l−ới cộng tác viên về dinh d−ỡng ở tuyến y tế cơ sở. Tổ chức giáo dục dinh d−ỡng theo nhóm, giáo dục truyền miệng nếu có thời cơ.

Nội dung giáo dục dinh d−ỡng tập trung vào các vấn đề sau:

− Giáo dục kiến thức nuôi con cho các bà mẹ theo cuốn sách "Làm mẹ" do Viện Dinh d−ỡng biên soạn năm 1990.

− Giáo dục ăn uống của bà mẹ có thai và cho con bú. − Giáo dục bảo vệ và nuôi con bằng sữa mẹ.

− Cung cấp thức ăn bổ sung cho trẻ. − Ăn uống của trẻ khi bị đau ốm.

− Cách phòng các bệnh th−ờng gặp ở trẻ em dẫn đến suy dinh d−ỡng.

− Tạo nguồn thức ăn bổ sung cho bữa ăn: Xây dựng ô dinh d−ỡng trong hệ sinh thái VAC (v−ờn, ao, chăn nuôi) gia đình.

− Nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, phòng chống ngộ độc thức ăn, n−ớc uống...

− Giáo dục phòng chống các bệnh có liên quan đến dinh d−ỡng, ăn uống, các bệnh do thừa dinh d−ỡng hoặc do ăn uống không hợp lý gây ra.

Những nội dung giáo dục dinh d−ỡng và nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em gắn liền với nhau, vì vậy cần lồng ghép với nhau và với những nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 75 - 76)