Mô hình lý thuyết về hành động có lý do (TRA)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 48 - 49)

3. Một số mô hình cơ bản về thay đổi hμnh vi sức khỏe 1 Giới thiệu

3.5. Mô hình lý thuyết về hành động có lý do (TRA)

Các nghiên cứu sử dụng lý thuyết về hành động có lý do (TRA) đã giải thích và dự kiến sự khác nhau của các hành vi con ng−ời từ năm 1967. Dựa trên giả thuyết là con ng−ời có lý trí và vì thế các hành vi đ−ợc khám phá d−ới sự kiểm soát của ý muốn. Lý thuyết này đã đ−a ra cấu trúc về liên hệ các niềm tin, thái độ, ý định và hành vi cá nhân. Các biến số lý thuyết và định nghĩa các biến số đ−ợc Fishbein và cộng sự mô tả năm 1994 nh− sau:

Hành vi: Hành vi cụ thể đ−ợc xác định bởi sự kết hợp bốn bộ phận: Hành động, đích, phạm vi và thời gian (chẳng hạn nh− thực hiện chiến l−ợc giảm nguy cơ tình dục với HIV (hành động) bằng cách sử dụng bao cao su với những ng−ời mại dâm (đích) ở các nhà chứa (phạm vi) vào mọi thời gian (thời gian).

ý định: ý định thực hiện hành vi là dự định tốt nhất về các hành vi mong muốn sẽ xảy ra một cách thực sự. Để đo đạc đ−ợc chính xác và hiệu quả ý định, cần xác định và sử dụng các bộ phận giống nh− xác định hành vi: Hành động, đích, phạm vi và thời gian. Cả thái độ và các tiêu chuẩn mô tả d−ới đây ảnh h−ởng đến ý định thực hiện hành vi của một ng−ời.

Thái độ: Cảm giác tích cực hay tiêu cực với h−ớng thực hiện hành vi xác định. − Niềm tin hành vi: Niềm tin hành vi là sự kết hợp niềm tin của một ng−ời về kết

quả của một hành vi xác định và sự đánh giá của họ về các kết quả có thể đạt đ−ợc. Các niềm tin này có thể khác nhau trong các nhóm quần thể khác nhau. − Các chuẩn mực: Nhận thức của một ng−ời về các ý kiến của những ng−ời khác

t−ơng ứng với các hành vi đ−ợc xác định.

Niềm tin đ−ợc tiêu chuẩn hoá: Các niềm tin đ−ợc tiêu chuẩn hoá là sự kết hợp các niềm tin của một ng−ời phù hợp với quan điểm của những ng−ời khác về các hành vi và sự hài lòng của ng−ời đó nhất quán với các quan điểm này. Cùng với niềm tin hành vi, các niềm tin tiêu chuẩn hoá phù hợp với ý kiến của những ng−ời khác và sự đánh giá các ý kiến này sẽ rất khác nhau từ nhóm quần thể này với nhóm quần thể khác.

Mô hình TRA cung cấp h−ớng dẫn cho liên kết các vấn đề đ−ợc đề cập ở trên cùng nhau. Đặc biệt là niềm tin hành vi và niềm tin tiêu chuẩn hoá có ảnh h−ởng đến các thái độ của cá nhân và các tiêu chuẩn của chủ thể. Ng−ợc lại, các thái độ và tiêu chuẩn chủ thể giúp cho ý định của một ng−ời biến thành thực hiện hành vi. Cuối cùng các tác giả của mô hình TRA nêu ra là ý định của một ng−ời là các chỉ số tốt để dự kiến hành vi mong đợi có thể xảy ra. Để phát triển các ch−ơng trình can thiệp thích hợp cho một nhóm quần thể với hành vi cụ thể, điều quan trọng là xác định những yếu tố tác động đến nhận thức, niềm tin có ảnh h−ởng lớn nhất đến quần thể can thiệp.

Cho đến nay các hành vi đ−ợc nghiên cứu có sử dụng mô hình TRA bao gồm hút thuốc lá, uống r−ợu, chấp nhận một ch−ơng trình điều trị, sử dụng các biện pháp tránh thai, ăn kiêng, đeo dây bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm, tập thể dục th−ờng xuyên, nuôi con bằng sữa mẹ. Mô hình này đ−ợc áp dụng ở Zimbabwe trong nghiên cứu sử dụng bao cao su của nam và nữ. Mô hình còn đ−ợc sử dụng khi nghiên cứu về HIV/AIDS ở các quần thể khác nhau, bao gồm phụ nữ, các bệnh nhân ở phòng khám bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục, gái mại dâm, đồng tính luyến ái nam, sinh viên, ng−ời tiêm chính ma túy.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)