Các ph−ơng pháp truyền thông-giáo dục sức khỏe gián tiếp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 88 - 91)

ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe

3.2. Các ph−ơng pháp truyền thông-giáo dục sức khỏe gián tiếp

3.2.1. Đμi phát thanh

Đài phát thanh trung −ơng và các đài phát thanh các cấp địa ph−ơng th−ờng xuyên tham gia vào các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Đài phát thanh có thể truyền tải các nội dung giáo dục sức khỏe d−ới nhiều hình thức. Các nội dung giáo dục sức khỏe có thể đ−ợc truyền tải qua các bài phóng sự, các bài nói chuyện chuyên đề, các

cuộc trả lời phỏng vấn, hỏi đáp về các vấn đề sức khỏe và thông qua các chuyên mục phổ biến kiến thức. Các đài phát thanh th−ờng có một ch−ơng trình th−ờng xuyên dành cho nội dung về sức khỏe mà qua đó các thông điệp giáo dục sức khỏe đ−ợc truyền đi. Bên cạnh các ch−ơng trình phát thanh th−ờng xuyên, các ch−ơng trình không th−ờng xuyên đ−ợc phát bổ sung theo chiến dịch (ví dụ ch−ơng trình đặc biệt về giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong ngày thế giới phòng chống bệnh HIV/AIDS hàng năm). Thời gian phát thanh các chuyên đề dài hay ngắn tuỳ theo nội dung chuẩn bị và kế hoạch định sẵn.

Các nội dung giáo dục sức khỏe còn đ−ợc chuyển tải bằng những hình thức hấp dẫn nh− hài kịch, ca nhạc, thơ, các câu chuyện truyền thanh hay ch−ơng trình quảng cáo. Qua các hình thức này, các thông điệp đôi khi đ−ợc chuyển tới đối t−ợng rất nhẹ nhàng mà sâu sắc vì nhiều thính giả đã tiếp nhận thông điệp giáo dục sức khỏe trong những giờ phút giải trí một cách tự nhiên.

Đối với đài phát thanh trung −ơng, đối t−ợng là toàn bộ dân chúng trong cả n−ớc. Ch−ơng trình giáo dục sức khỏe qua đài trung −ơng có thể phổ biến rộng rãi các kiến thức cho nhân dân ở mọi miền đất n−ớc. Một ch−ơng trình phát sóng có thể đến đ−ợc với số l−ợng lớn dân. Tuy nhiên, đài phát thanh trung −ơng có thể không phù hợp với dân chúng một số vùng về khía cạnh ngôn ngữ, cách nói, cách viết, thời gian phát sóng và nhu cầu giáo dục sức khỏe ở từng địa ph−ơng. Việc sử dụng các đài phát thanh địa ph−ơng vào các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe th−ờng phù hợp hơn vì có thể sử dụng ngôn ngữ địa ph−ơng, nội dung của bài viết, câu chuyện, kịch, hát đ−ợc soạn thảo phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán và thị hiếu của nhân dân địa ph−ơng, vì vậy sẽ hấp dẫn đối với ng−ời dân địa ph−ơng hơn. Điều quan trọng là các đài phát thanh địa ph−ơng có thể tập trung phát sóng các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe phù hợp với nhu cầu giáo dục sức khỏe của địa ph−ơng làm cho các đối t−ợng chú ý nhiều hơn. Có thể sử dụng các ý kiến thảo luận của ng−ời dân địa ph−ơng để minh hoạ cho các nội dung giáo dục sức khỏe. Thời điểm phát sóng của các đài địa ph−ơng cũng phù hợp hơn vì ng−ời xây dựng ch−ơng trình có thể biết đ−ợc vào thời điểm nào thì nhiều ng−ời dân trong cộng đồng có thời gian nghe và thời điểm nào phù hợp nhất với tập quán sinh hoạt của địa ph−ơng.

Các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe nên lồng ghép với việc cung cấp các thông tin hàng ngày mà ng−ời dân cần biết, đó là các thông tin liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt, chính sách, những tin tức thời sự về sản xuất, sức khỏe... để thu hút ng−ời dân địa ph−ơng quan tâm chú ý.

Đài phát thanh là một ph−ơng tiện rất quan trọng thực hiện việc truyền đạt các kiến thức bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông th−ờng nhất. Tuy nhiên cũng cần l−u ý một số thông tin quảng cáo trên đài về những vấn đề cụ thể nào đó, vì ch−a đ−ợc kiểm duyệt chặt chẽ nên có thể chỉ đúng một phần, hoặc không đúng hay ch−a đủ cơ sở để xác định, nh−ng vì mục đích th−ơng mại nên chúng vẫn đ−ợc truyền đi. Nếu các quảng cáo này có hại cho sức khỏe, thông điệp mọi ng−ời nhận đ−ợc là sai thì một phần trách nhiệm của cán bộ y tế cũng nh− của cán bộ giáo dục sức khỏe là giúp mọi ng−ời nhận ra điều sai đó và cần thận trọng khi nhận những thông tin nh− vậy.

Khi sử dụng đài phát thanh trong TT-GDSK cần chú ý một số hớng dẫn nh sau để có thể thu đợc kết kết quả tốt:

− Bài phát thanh phải ngắn gọn: Hãy hình dung ng−ời nghe cảm thấy buồn tẻ và dễ dàng “tắt” máy hoặc thấy mệt mỏi về tinh thần hay thể chất khi nghe một bài quá dài.

− Mang tính giải trí: Tất cả những ng−ời nghe đài đều muốn giải trí với ch−ơng trình phát thanh, hãy làm cho ch−ơng trình phát thanh trở nên sống động và gây chú ý hơn. Cố gắng làm cho các thông điệp dễ dàng đ−ợc chấp nhận hơn bằng cách sử dụng âm nhạc, hài kịch hoặc kịch nói. Không nên thuyết giảng quá dài.

− Nội dung rõ ràng: Không nên che lấp các thông điệp quá sâu xa trong việc giải trí, hoặc làm cho thông điệp trở nên không rõ ràng. Bằng cách đơn giản, sử dụng ngôn ngữ thông th−ờng dễ hiểu (ngôn ngữ địa ph−ơng) để thể hiện nội dung.

− Các thông điệp quan trọng cần nhắc lại: Ví dụ hãy đọc rõ ràng, không đ−ợc vội vàng và nhắc lại các địa chỉ, ngày tháng và số điện thoại... (hoặc một số tên quan trọng hay con số) mà đối t−ợng cần biết để liên hệ.

− Gây tác động lớn nhất: Luôn luôn cố gắng bắt đầu ch−ơng trình với một điều gì đó gây sự chú ý, ví dụ nh− tiếng khóc của trẻ nhỏ, nhạc, những tiếng động, va chạm, hoặc một từ hay câu hỏi gây ấn t−ợng. Kết thúc với một điều gì đó làm cho mọi ng−ời sẽ ghi nhớ điều đó.

− Hội thoại hoặc thảo luận: Luôn tạo nhiều điều thú vị hơn bằng các cuộc đối thoại và thảo luận, nếu chỉ có một ng−ời nói thì rất khó để giữ đ−ợc sự chú ý lâu dài.

− Chú ý đa dạng hoá: Không nên đọc quá nhiều lời hoặc đ−a nhiều đoạn nhạc vào. Hãy cố gắng đặt một đoạn nhạc nền vào trong bài phát biểu, sử dụng các giọng nói khác nhau, đặt các câu hỏi làm cho ng−ời nghe chú ý đến nội dung sẽ đ−ợc đề cập tiếp theo, cố gắng không để ng−ời nghe có thể dự đoán tr−ớc đ−ợc mọi điều ở phía tr−ớc.

− Chọn lựa kĩ càng ng−ời đ−ợc phỏng vấn: Khi cần phỏng vấn hay chọn ng−ời cộng tác cho các ch−ơng trình thảo luận phải chọn những ng−ời có kiến thức, kinh nghiệm. Họ cũng phải nói rõ ràng, giản dị và gây sự chú ý.

− Thêm “màu sắc” vào cuộc phỏng vấn: Tạo nên các bức tranh trong kí ức của ng−ời nghe với việc đ−a nội dung phỏng vấn vào đúng bối cảnh để thu hút sự tập trung của ng−ời nghe. Mô tả đ−ợc bối cảnh xung quanh diễn ra nh− trong thực tế để đối t−ợng nghe liên t−ởng đến những điều đang xảy ra.

− Hỏi các câu hỏi “làm sao” và “tại sao”: Cho phép mọi ng−ời phát biểu các ý t−ởng và các quan điểm, tránh chỉ nêu các câu hỏi với câu trả lời chỉ là “có” hay “không”.

Nếu có điều kiện cần thu nhận các ý kiến phản hồi của đối t−ợng nghe đài về các thông điệp TT-GDSK mà họ đã thu nhận để rút kinh nghiệm soạn thảo các ch−ơng trình thích hợp mang lại hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)