Truyền thông-giáo dục sức khỏe với cá nhân

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 116 - 119)

Mục tiêu

1. Trình bày các nguyên tắc t− vấn giáo dục sức khỏe. 2. Nêu các phẩm chất chính của ng−ời t− vấn.

3. Trình bày các b−ớc tổ chức t− vấn giáo dục sức khỏe.

1. Khái niệm vμ các nguyên tắc t− vấn giáo dục sức khỏe cho cá nhân

1.1. Khái niệm về t− vấn giáo dục sức khỏe

Hoạt động t− vấn nói chung và hoạt động t− vấn giáo dục sức khỏe nói riêng ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống xã hội. Với công tác chăm sóc sức khỏe thì t− vấn là một phần không thể thiếu trong cả công tác phòng bệnh, điều trị, phục hồi chức năng và bảo vệ, nâng cao sức khỏe nói chung.

T− vấn giáo dục sức khỏe là một quá trình khá phức tạp nhằm giúp đối t−ợng có các vấn đề sức khỏe, bệnh tật hay những vấn đề liên quan đến sức khỏe hiểu rõ vấn đề của họ, cung cấp thông tin, thảo luận giúp đối t−ợng chọn lựa giải pháp và đ−a ra quyết định thích hợp để giải quyết vấn đề của họ. T− vấn có nghĩa là giúp lựa chọn cách giải quyết vấn đề chứ không phải là ép buộc thực hiện hành động theo ý kiến của ng−ời t− vấn. T− vấn th−ờng là một quá trình liên tục hỗ trợ đối t−ợng thực hiện các quyết định mà họ đã lựa chọn. Các cơ hội thực hiện t− vấn có thể xuất hiện bất kỳ khi nào mà cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK tiếp xúc với các cá nhân hay gia đình.

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên, trong đó có nhu cầu về t− vấn sức khỏe cho cá nhân cũng nh− gia đình. Nhiều vấn đề sức khỏe riêng t− của cá nhân chỉ có thể đ−ợc giải quyết bằng chính những quyết định đúng đắn và các nỗ lực của họ. T− vấn giáo dục sức khỏe là biện pháp thích hợp giúp cá nhân hiểu rõ những vấn đề sức khỏe nhạy cảm và tạo cơ sở tâm lý cho đối t−ợng chủ động lựa chọn hành vi đúng đắn để giải quyết vấn đề. Những quyết định hành động để giải quyết vấn đề là quyết định riêng của cá nhân, mặc dù quyết định đó có thể do ng−ời t− vấn gợi ý, h−ớng dẫn. Để t− vấn thu đ−ợc kết quả tốt, ng−ời t− vấn cần có kiến thức khoa học và nghệ thuật giao tiếp cũng nh− các kỹ năng t− vấn.

1.2. Các nguyên tắc t− vấn giáo dục sức khỏe

Những nguyên tắc sau đây cần đ−ợc chú ý thực hiện trong t− vấn giáo dục sức khỏe để đảm bảo đúng nghĩa t− vấn là quá trình giúp đỡ ng−ời đ−ợc t− vấn tự đ−a ra quyết định riêng thích hợp nhất với họ để giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật của họ.

− Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các cuộc t− vấn.

− Ng−ời t− vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối t−ợng ngay từ khi tiếp xúc ban đầu và tạo không khí thân mật, gây niềm tin cho ng−ời đ−ợc t− vấn trong suốt quá trình t− vấn, qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của ng−ời t− vấn đối với đối t−ợng đ−ợc t− vấn. Tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với ng−ời đ−ợc t− vấn là tiền đề cho cuộc t− vấn thành công. − Xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối t−ợng. Thông qua tìm hiểu những

hiểu biết của đối t−ợng về vấn đề cần đ−ợc t− vấn và vấn đề có liên quan, ng−ời t− vấn cần phải biết lắng nghe cẩn thận để xác định rõ vấn đề của đối t−ợng đ−ợc t− vấn.

− Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối t−ợng chứ không phải là sự th−ơng cảm, buồn bã, chán nản.

− Để đối t−ợng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi. Biết chú ý lắng nghe đối t−ợng qua ánh mắt, cử chỉ của ng−ời t− vấn. Th−ờng đối t−ợng đ−ợc t− vấn chỉ nói hết vấn đề của họ khi họ đã hoàn toàn tin t−ởng vào ng−ời t− vấn.

− Đ−a ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất, giúp đối t−ợng suy nghĩ về tất các các yếu tố liên quan và hiểu biết rõ vấn đề của họ.

− Giới thiệu và thảo luận với đối t−ợng về các biện pháp giải quyết vấn đề, trong đó có các biện pháp thích hợp mà đối t−ợng có thể đ−a ra quyết định lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh riêng của đối t−ợng. Các biện pháp này có thể liên quan đến gia đình và cộng đồng nơi đối t−ợng sinh sống và làm việc.

− Giữ bí mật: Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng vì chỉ ng−ời t− vấn đ−ợc biết những điều nhạy cảm, riêng t− của đối t−ợng đ−ợc t− vấn. Ng−ời t− vấn phải tôn trọng những điều riêng t− của đối t−ợng đ−ợc t− vấn, giữ bí mật với mọi ng−ời, có những vấn đề phải giữ bí mật ngay cả với ng−ời thân của đối t−ợng. − Thống nhất và cùng cam kết với đối t−ợng về các b−ớc tiếp theo để tiếp tục

hỗ trợ đối t−ợng thực hiện.

− Trong nhiều tr−ờng hợp ng−ời t− vấn phải liên hệ với gia đình, cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ cho đối t−ợng. − Cần liên hệ và nắm đ−ợc các hoạt động của đối t−ợng sau khi t− vấn để tiếp tục

giúp đỡ, hỗ trợ đối t−ợng thực hiện quyết định hành động mà họ đã lựa chọn.

2. Các hoạt động cơ bản trong t− vấn vμ yêu cầu về phẩm chất

của cán bộ t− vấn

2.1. Các hoạt động cơ bản trong t− vấn giáo dục sức khỏe

Trong mỗi cuộc t− vấn nói chung cần chú ý thực hiện một số hoạt động cơ bản nh− sau:

Tiếp đón: Tiếp đón là hoạt động đầu tiên của ng−ời t− vấn với đối t−ợng khi thực hiện t− vấn. Tiếp đón th−ờng gây ấn t−ợng và có thể ảnh h−ởng đến toàn

bộ cuộc t− vấn. Các hoạt động chủ yếu khi tiếp đón của ng−ời t− vấn là chào hỏi, làm quen với đối t−ợng đ−ợc t− vấn, giới thiệu, trò chuyện tạo sự tin cậy, tâm lý thoái mái cho đối t−ợng khi b−ớc vào cuộc t− vấn.

Hỏi để thu nhận thông tin: Hỏi đối t−ợng để xác định nhu cầu, vấn đề cần t− vấn của đối t−ợng là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ cuộc t− vấn nào. Cần cân nhắc và nêu ra các câu hỏi thích hợp, gợi mở, không làm ảnh h−ởng đến lòng tự trọng của đối t−ợng. Sau mỗi câu hỏi phải biết chăm chú lắng nghe đối t−ợng để thu nhận thông tin.

Giao tiếp, trao đổi: Sau khi đã có đủ thông tin, xác định đ−ợc vấn đề của đối t−ợng đ−ợc t− vấn, cán bộ t− vấn cần cung cấp thông tin, trao đổi với đối t−ợng và trả lời các câu hỏi của đối t−ợng.

Giúp đỡ: Giúp đối t−ợng đ−ợc t− vấn hiểu rõ vấn đề của họ, giảm lo lắng, tự lựa chọn đ−ợc cách giải quyết vấn đề phù hợp với họ.

Giải thích: Cần giải thích tất cả các băn khoăn thắc mắc của đối t−ợng, đ−a các ví dụ, tài liệu hoặc h−ớng dẫn mô phỏng để đối t−ợng hiểu rõ vấn đề hay cách thực hành giải quyết vấn đề của họ.

Tiếp tục hỗ trợ đối t−ợng: Hẹn gặp lại đối t−ợng để biết kết quả giải quyết vấn đề và tiếp tục giúp đỡ đối t−ợng một cách thích hợp.

2.2. Các phẩm chất chính của ng−ời t− vấn giáo dục sức khỏe

Bất kỳ một ng−ời nào khi thấy cần đ−ợc t− vấn, họ luôn mong muốn tìm đến những ng−ời t− vấn có trình độ và khả năng giúp họ giải quyết đ−ợc vấn đề. Ng−ời t− vấn có các nhiệm vụ chính là: Giúp ng−ời đ−ợc t− vấn xác định vấn đề của họ là gì, làm cho họ hiểu rõ vì sao họ lại có vấn đề đó, động viên ng−ời đ−ợc t− vấn tìm hiểu các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề và h−ớng dẫn họ lựa chọn đ−ợc cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ.

Để đạt đ−ợc kết quả tốt trong các cuộc t− vấn, ng−ời thực hiện t− vấn phải có các phẩm chất chính nh− sau:

− Nắm chắc nội dung vấn đề sức khỏe, bệnh tật của đối t−ợng cần t− vấn. − Nắm chắc các nguyên tắc trong t− vấn, đ−ợc đào tạo về kỹ năng t− vấn. − Có khả năng cảm hoá, động viên, tạo niềm tin t−ởng cho đối t−ợng đ−ợc t− vấn. − Sử dụng phối hợp các kỹ năng giao tiếp trong t− vấn, cả giao tiếp bằng lời và

giao tiếp không lời.

− Kiên trì, nhạy cảm và linh hoạt khi thực hiện t− vấn, đảm bảo quyền lợi, danh dự cho ng−ời đ−ợc t− vấn.

− Nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, l−ơng tâm nghề nghiệp, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các đối t−ợng đ−ợc t− vấn.

Ngoài ra ng−ời cán bộ t− vấn sức khỏe cũng cần có các kiến thức hiểu biết về các vấn đề văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của cộng đồng để có thể sử dụng trong quá trình t− vấn khi cần thiết.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 116 - 119)