Những ng−ời có ảnh h−ởng quan trọng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 40 - 42)

Hμnh vi sức khỏe, quá trình thay đổi hμnh vi sức khỏe vμ giáo dục sức khỏe

2.2.Những ng−ời có ảnh h−ởng quan trọng

Sống trong xã hội, mỗi ng−ời đều có quan hệ và chịu ảnh h−ởng của những ng−ời xung quanh. Một trong các lý do làm cho các ch−ơng trình giáo dục sức khỏe không thành công là nó trực tiếp nhằm vào các cá nhân mà do không chú ý đến ảnh h−ởng của những ng−ời khác. Trên thực tế chỉ có một số ít ng−ời là quyết định hành động mà không cần quan tâm đến ý kiến hay quan điểm của những ng−ời xung quanh. Tất cả chúng ta đều chịu ảnh h−ởng của những ng−ời khác trong mạng l−ới quan hệ xã hội phức tạp. Khi một ai đó đ−ợc chúng ta coi là những ng−ời quan trọng thì chúng ta th−ờng dễ dàng nghe và làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ làm. Một số ng−ời muốn hành động nh−ng những ng−ời khác lại có quan điểm ng−ợc lại. Những ng−ời nào có ảnh h−ởng đến hành vi của mỗi ng−ời hay của cộng đồng sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân và cộng đồng cũng nh− nền văn hóa cộng đồng. Ví dụ trong một số xã hội các bà mẹ vợ và mẹ chồng có các ảnh h−ởng đặc biệt, trong các tr−ờng hợp khác những ng−ời già, bao gồm cả cô, dì, chú, bác có ảnh h−ởng lớn. Những ng−ời có ảnh h−ởng nhiều đến hành vi của mỗi ng−ời thay đổi theo thời gian và không gian của cuộc sống.

Thông th−ờng những ng−ời có ảnh h−ởng nhiều đối với chúng ta là cha mẹ, ông bà, anh em, vợ chồng, thầy cô giáo, bạn bè, ng−ời lãnh đạo, đồng nghiệp, những ng−ời có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao, kỹ năng đặc biệt. Các cán bộ y tế có ảnh h−ởng quan trọng đến hành vi sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.

Đối với trẻ em khi còn nhỏ thì tr−ớc hết cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình là những ng−ời có ảnh h−ởng quan trọng nhất, lớn lên đi học thì thầy cô giáo có ảnh h−ởng vô cùng quan trọng, học sinh càng nhỏ thì chịu ảnh h−ởng hành vi của các thầy cô càng nhiều. Bạn bè cùng học tập, cùng lứa tuổi có ảnh h−ởng hành vi lẫn nhau. Trong nhóm bạn chúng ta có thể quan sát thấy hành vi ứng xử của các thành viên nhóm giống nhau. Ví dụ trong nhóm trẻ vị thành niên, một em hút thuốc lá có thể thấy các em khác hút thuốc lá theo. Trong một cơ quan, hành vi của các nhân viên có thể chịu ảnh h−ởng của ng−ời quản lý lãnh đạo. Trong mỗi cộng đồng những ng−ời lãnh đạo cộng đồng có ảnh h−ởng quan trọng đến hành vi của các thành viên trong cộng

đồng. Nh− vậy khi tiến hành TT-GDSK cần chú ý đến ảnh h−ởng của những ng−ời xung quanh tới thay đổi hành vi của các đối t−ợng. ảnh h−ởng của những ng−ời xung quanh có thể tạo ra áp lực xã hội mạnh tác động đến đối t−ợng. Ví dụ về áp lực xã hội là một phụ nữ không áp dụng biện pháp tránh thai vì chồng không đồng ý, một thanh niên trẻ bắt đầu hút thuốc vì đ−ợc bạn bè khích lệ, ép buộc. Bà mẹ trẻ muốn cho con uống n−ớc bù khi con mắc tiêu chảy nh−ng lại bị bà mẹ chồng ngăn cản. Nhiều trẻ em đánh răng sớm là vì chúng bắt tr−ớc đánh răng theo mẹ. Các gia đình xây dựng hố xí hai ngăn vì ng−ời lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng mong muốn họ xây dựng hố xí hai ngăn. Nh− vậy áp lực xã hội có thể ảnh h−ởng cả tích cực và tiêu cực đến các thực hành bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Ng−ời thực hiện TT-GDSK cần phát hiện những ng−ời có vai trò tích cực, tạo ra các áp lực xã hội tốt cho tăng c−ờng các hành vi có lợi cho sức khỏe và hạn chế ảnh h−ởng của những ng−ời cản trở thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe của đối t−ợng.

2.3. Nguồn lực

Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố nh− thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ nh−ng vì thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện đ−ợc hành vi mong muốn. Tuy nhiên trong thực tế ng−ời TT-GDSK cần chú ý phát hiện giáo dục một số đối t−ợng mặc dù họ có khả năng về nguồn lực nh−ng lấy lý do thiếu nguồn lực để từ chối hay trì hoãn thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh.

2.3.1. Thời gian

Thời gian là một trong các yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến hành vi của con ng−ời. Có những hành vi cần có thời gian để thực hành hoặc để thay đổi. Ví dụ một ng−ời nông dân chẳng may bị đau đầu giữa lúc mùa thu hoạch nên không đến bệnh viện khám bệnh, vì sợ đông bệnh nhân phải chờ đợi lâu mất thời gian ảnh h−ởng đến thu hoạch, đã quyết định đến ông lang gần nhà để mua thuốc. Các bà mẹ đông con, kinh tế khó khăn, mải làm ăn kiếm sống nên thiếu thời gian chăm sóc con cái chu đáo.

2.3.2. Nhân lực

Nhân lực đôi khi ảnh h−ởng lớn đến hành vi sức khỏe của cộng đồng. Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực thì việc tổ chức các hoạt động lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ đ−ợc thực hiện dễ dàng. Ví dụ nh− huy động nhân lực tổng vệ sinh đ−ờng làng, xóm, cải tạo các nguồn cung cấp n−ớc, xây dựng tr−ờng học, trạm y tế, công trình vệ sinh công cộng... Các hoạt động TT-GDSK rất cần nguồn nhân lực từ cộng đồng tham gia để tạo nên phong trào tác động đến thay đổi hành vi sức khỏe.

2.3.3. Tiền

Tiền cần thiết để thực hiện một số hành vi. Vì thiếu tiền nên các bà mẹ không mua đủ các thức ăn giàu dinh d−ỡng cho trẻ mặc dù họ có đủ kiến thức về chăm sóc

dinh d−ỡng cho trẻ. Có những ng−ời thiếu tiền nên buộc phải thực hiện những công việc nguy hiểm thiếu ph−ơng tiện bảo bộ an toàn lao động để kiếm tiền. ở nông thôn nhiều ng−ời thiếu tiền nên không xây dựng đ−ợc các công trình vệ sinh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 40 - 42)