Các ph−ơng pháp TT-GDSK trực tiếp khá cở cộng đồng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 97 - 99)

ph−ơng pháp vμ ph−ơng tiện truyền thông giáo dục sức khỏe

3.3.5. Các ph−ơng pháp TT-GDSK trực tiếp khá cở cộng đồng

Dựa vào tình hình cụ thể của cộng đồng và điều kiện của các cơ sở y tế, có thể tổ chức một số ph−ơng pháp TT-GDSK khác ở cộng đồng nếu điều kiện cho phép.

3.3.5.1. Kể chuyện

Kể chuyện là một ph−ơng pháp có thể sử dụng trong TT-GDSK kết hợp với các ph−ơng pháp khác. Các câu chuyện th−ờng đ−ợc xây dựng dựa trên những vấn đề xảy ra trong thực tế, có thể đ−ợc nhân cách hoá, qua đó có tác động gây đ−ợc nhiều ảnh h−ởng hơn là các bài nói bài viết. Mọi ng−ời th−ờng thích nghe các câu chuyện hơn; họ có thể cảm nhận đ−ợc cảm xúc của các nhân vật trong các câu chuyện. Qua kể chuyện làm cho mọi ng−ời nhớ các thông tin tốt hơn một bài diễn thuyết hay một bài giảng. Các câu chuyện có thể đ−ợc hiểu cụ thể, chính xác qua đó giúp cho mọi ng−ời tìm cho họ những nguyên tắc riêng. Chủ đề sức khỏe có thể là phần cốt lõi của câu chuyện. Một cách tiếp cận khác là xây dựng cốt truyện dựa trên các chủ đề có sức cuốn hút cao và đ−a các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Các câu chuyện có thể là những vấn đề có thật trong thực tế, hoặc mô phỏng dựa theo các vấn đề thực tế, đ−ợc nêu ra nh− các ví dụ minh hoạ cho những nội dung cần TT-GDSK.

Một câu chuyện hay, rành mạch sẽ kích thích sự h−ởng ứng của mọi ng−ời khi họ nhận thấy những điều đ−ợc thể hiện trong câu chuyện có liên quan đến cuộc sống của họ. Ng−ời kể chuyện cần phải kể một cách hấp dẫn bằng việc thay đổi âm điệu, dáng vẻ, cử chỉ cho phù hợp với từng nhân vật, tình tiết trong câu chuyện. Ng−ời nghe sẽ bị cuốn hút vào câu chuyện khi bạn đặt ra những câu hỏi nh−: “Vậy bây giờ bạn cho rằng điều gì sắp xảy ra?”. Nếu mọi ng−ời tin vào câu chuyện và thấy đ−ợc tính cách của các nhân vật trong chuyện, họ sẽ thích thú hơn và ghi nhớ các thông điệp, có những hành động làm thay đổi tình trạng sức khỏe của họ và làm theo những hành vi nâng cao sức khỏe.

3.3.5.2. Trình diễn

Trình diễn th−ờng kết hợp thực hiện với các ph−ơng pháp t− vấn, thảo luận nhóm giáo dục sức khỏe. Trình diễn giúp đối t−ợng đ−ợc giáo dục sức khỏe vừa hiểu thêm kiến thức, vừa học kỹ năng, nghĩa là phối hợp cả lý thuyết và thực hành. Ví dụ nh− trình diễn pha Oresol, dung dịch muối đ−ờng cho trẻ uống khi bị tiêu chảy, trình diễn việc chuẩn bị và chế biến thức ăn sam cho trẻ, trình diễn sử dụng bao cao su... Trình diễn có thể thực hiện với nhóm hay với cá nhân. Thực hiện trình diễn cũng phải lập kế hoạch cụ thể gồm các b−ớc chuẩn bị, thực hiện và kết thúc. Khi quyết định trình diễn phải xác định rõ đối t−ợng giáo dục sức khỏe cần học kỹ năng gì. Phải chuẩn bị các ph−ơng tiện, dụng cụ, mô hình hiện vật... cụ thể để thực hiện trình diễn và cho đối t−ợng thực hành. Cần tổ chức ở nơi đủ rộng để đối t−ợng theo dõi đ−ợc và tiến hành thực hành kỹ năng. Khi tiến hành trình diễn phải thực hiện từng b−ớc rõ ràng, kèm theo lời mô tả động tác và diễn giải. Ng−ời h−ớng dẫn trình diễn xong cần tóm tắt lại các b−ớc thực hành và yêu cầu những ng−ời tham dự thực hành các kỹ năng. Giành thời gian cho đối t−ợng thực hành kỹ năng là rất cần thiết và ng−ời h−ớng dẫn cần quan sát khi đối t−ợng thực hành để giúp đỡ đối t−ợng sửa chữa những thực hành ch−a

đúng. Sau khi các đối t−ợng đã có thời gian thực hành cần mời một số đối t−ợng trình diễn lại tr−ớc nhóm và yêu cầu những ng−ời khác theo dõi, cho ý kiến đóng góp nhận xét. Nếu có điều kiện cần lặp lại trình diễn để đối t−ợng thực hành nhiều lần cho thành thạo kỹ năng.

3.3.5.3. Triển lãm

Các tranh ảnh, panô, áp phích, tờ rơi, mô hình, hiện vật liên quan đến những vấn đề sức khỏe bệnh tật nếu có nhiều có thể tổ chức triển lãm tại các địa điểm thích hợp trong cộng cộng nh− tại câu lạc bộ, trạm y tế, nhà văn hoá, hội tr−ờng thôn, xã... Khi tổ chức triển lãm cần chọn thời gian và thông báo rõ để đối t−ợng đến xem. Tại nơi triển lãm có thể kết hợp sử dụng các băng hình video, có ng−ời thuyết trình và giảng giải để đối t−ợng hiểu rõ vấn đề sức khỏe, bệnh tật liên quan.

3.3.5.4. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, văn hoá, văn nghệ lồng ghép với TT-GDSK

Đây là ph−ơng pháp nếu có khả năng tổ chức sẽ thu hút đ−ợc nhiều ng−ời tham dự. Có thể phát huy đ−ợc bản sắc, tiềm năng văn hoá của cộng đồng, tính giáo dục có thể sẽ rất sâu sắc. Khi tổ chức các hoạt động câu lạc bộ sức khỏe, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ nên thông báo rộng rãi cho các thành viên cộng đồng tham gia. Có thể tổ chức các cuộc thi trực tiếp tìm hiểu về sức khỏe, bệnh tật, môi tr−ờng... sẽ rất hấp dẫn. Cần phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể liên quan để tổ chức. Nên có hình thức động viên thích hợp với các cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhiều đóng góp, sáng tạo và tiết mục đạt chất l−ợng tốt.

Tóm lại có hai loại ph−ơng pháp giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe trực tiếp và giáo dục sức khỏe gián tiếp. Trong mỗi loại ph−ơng pháp lại có các ph−ơng pháp khác nhau. Mỗi ph−ơng pháp đều có các yêu cầu về điều kiện để thực hiện. Mỗi ph−ơng pháp cụ thể đều có các −u điểm và các hạn chế nhất định. Muốn đạt kết quả và hiệu quả cao, cách tốt nhất là cán bộ TT-GDSK phải nghiên cứu để phối hợp các ph−ơng pháp và ph−ơng tiện một cách hợp lý, căn cứ vào nguồn lực và tình hình thực tế của cộng đồng.

tự l−ợng giá

1. Trình bày khái niệm về ph−ơng tiện và ph−ơng pháp TT-GDSK. 2. Trình bày cách phân loại ph−ơng tiện và ph−ơng pháp TT-GDSK. 3. Nêu các câu hỏi đặt ra khi lựa chọn ph−ơng tiện TT-GDSK.

4. So sánh các đặc điểm của thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp. 5. Trình bày khái quát các ph−ơng pháp TT-GDSK gián tiếp và trực tiếp.

Bài 7

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 97 - 99)