Trong truyền thông-giáo dục sức khỏe, các thành viên trong một hộ gia đình đ−ợc coi nh− một nhóm đặc biệt, có thể tổ chức TT-GDSK cho nhóm đặc biệt này tại chính gia đình của họ. Không khí tại gia đình là điều kiện môi tr−ờng thuận lợi để các thành viên gia đình tham gia thảo luận, nâng cao hiểu biết và có kế hoạch hành động thiết thực để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho gia đình.
3.1. Chuẩn bị tr−ớc khi đến thăm gia đình
− Khi có kế hoạch TT-GDSK tại gia đình, cán bộ y tế cần hẹn và thông báo tr−ớc với gia đình về thời gian đến thăm để các thành viên trong gia đình có mặt tại nhà để tiếp cán bộ TT-GDSK.
− Cán bộ thực hiện TT-GDSK cần thu thập một số thông tin về gia đình nh− số ng−ời trong gia đình, tên các thành viên, nghề nghiệp, tình hình sức khỏe v.v... để tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp và chuẩn bị nội dung TT-GDSK thích hợp với hộ gia đình.
− Phải chọn thời gian thuận lợi để mọi thành viên gia đình có mặt tham gia buổi TT-GDSK tại hộ gia đình.
− Chuẩn bị kỹ các nội dung cần giáo dục sức khỏe cho gia đình.
− Chuẩn bị các ph−ơng tiện, tài liệu hỗ trợ cần thiết liên quan đến chủ đề cần TT-GDSK cho gia đình.
− Với các gia đình có ng−ời bệnh có thể cần phải chuẩn bị thuốc men, dụng cụ để thực hiện các chăm sóc cần thiết cho ng−ời bệnh theo kế hoạch hoạt động của cơ sở y tế (ví dụ phát thuốc điều trị dự phòng lao, sốt rét cho ng−ời bệnh).
3.2. Khi đến thăm hộ gia đình
− Nếu các thành viên gia đình ch−a quen biết, cán bộ đến thăm hộ gia đình thực hiện TT-GDSK cần phải giới thiệu về mình để mọi thành viên trong gia đình biết. − Cán bộ đến thăm hộ gia đình thực hiện TT-GDSK có thể mở đầu bằng thăm
hỏi tình hình chung của gia đình và thăm hỏi tình hình sức khỏe của các thành viên gia đình.
− Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm hộ gia đình và thực hiện TT-GDSK. − Hỏi để phát hiện những ng−ời ốm đau bệnh tật để t− vấn giáo dục ngay (quan
tâm đến trẻ em, phụ nữ, ng−ời cao tuổi trong gia đình, ng−ời mắc bệnh mạn tính, bệnh xã hội).
− Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình đối với vấn đề sức khỏe, bệnh tật liên quan của gia đình cần TT-GDSK.
− Thực hiện t− vấn giáo dục về chủ đề theo kế hoạch đã chuẩn bị phù hợp với thực tế của gia đình. Nếu cần có những trình diễn, h−ớng dẫn kỹ năng thực hành cho các thành viên trong gia đình.
− Sử dụng từ ngữ thông th−ờng, dễ hiểu, phù hợp với ngôn ngữ của địa ph−ơng. − Sử dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh, ví dụ minh hoạ cho các thành viên gia
đình dễ hiểu, dễ nhớ.
− Quan sát hộ gia đình để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe, t− vấn cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
− Giành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình về vấn đề sức khỏe liên quan và cách giải quyết vấn đề của gia đình họ.
− Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia thảo luận và nêu câu hỏi cần thiết để hiểu rõ vấn đề và cách giải quyết.
− Trả lời rõ mọi câu hỏi và những hiểu biết hay những thắc mắc của các thành viên trong gia đình nếu có.
− Không phê phán chê trách những hiểu biết ch−a đầy đủ, thái độ ch−a đúng, hành vi không phù hợp của các thành viên gia đình.
− Chú ý khen ngợi, động viên, khích lệ để tạo thuận lợi cho sự tiếp nhận và thay đổi hành vi sức khỏe của các thành viên gia đình.
3.3. Kết thúc thăm hộ gia đình
− Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã t− vấn giáo dục cho gia đình thông qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên gia đình.
− Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm cho các thành viên trong hộ gia đình.
− Tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên gia đình tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ thông qua việc chỉ dẫn tới các địa chỉ cần thiết để tiếp tục nhận đ−ợc các ý kiến t− vấn và sự hỗ trợ trong điều kiện cần thiết. − Chào hỏi và cảm ơn sự hợp tác, tiếp đón của gia đình.
Sử dụng ph−ơng pháp TT-GDSK tại hộ gia đình có nhiều −u điểm. Tr−ớc hết khi đến thăm hộ gia đình, các cán bộ y tế, cán bộ giáo dục sức khỏe xây dựng đ−ợc mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, vì thế đ−ợc sự ủng hộ và tin t−ởng của các thành viên gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Mặt khác đ−ợc cán bộ y tế quan tâm đến thăm gia đình nên các đối t−ợng trong gia đình dễ tiếp thu và dễ chấp nhận thay đổi hành vi theo h−ớng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK. Tại môi tr−ờng gia đình nên các thành viên gia đình có tâm lý thoải mái, tự tin để trình bày và nêu ý kiến của họ, hiệu quả giáo dục cao vì mọi ng−ời tập trung chú ý và dễ quan tâm thảo luận vấn đề hơn. Cán bộ y tế đến thăm gia đình trực tiếp quan sát đ−ợc các vấn đề liên quan đến sức khỏe của các thành viên gia đình nên việc TT-GDSK thiết thực với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và đáp ứng đúng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình. Khi đến thăm gia đình cán bộ y tế có thể kết hợp phát hiện và giải quyết ngay một số nhu cầu liên quan đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình với TT-GDSK, vì thế gia đình dễ tiếp nhận kiến thức, quan tâm và thay đổi hành vi.
3.4. Bảng kiểm theo dõi, giám sát thăm hộ gia đình thực hiện TT-GDSK
Bảng kiểm quan sát thực hμnh TT-GDSK tại hộ gia đình
Họ tên ng−ời đến thăm hộ gia đình: Họ tên chủ hộ gia đình:
Địa chỉ hộ gia đình: Thời gian đến thăm:
Chủ đề TT-GDSK khi đến thăm hộ gia đình:
Có làm Nội dung Không
làm Ch−a đạt
Đạt Tốt Ghi chú