Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 43 - 44)

3. Một số mô hình cơ bản về thay đổi hμnh vi sức khỏe 1 Giới thiệu

3.2. Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)

Mô hình niềm tin sức khỏe (Health Believe Model-HBM) là một mô hình về tâm lý, mô hình này cố gắng để giải thích và dự kiến các hành vi bằng cách tập trung vào thái độ và niềm tin của cá nhân. Mô hình HBM đã đ−ợc tác giả Rosenstock và Becker phát triển vào những năm năm m−ơi của thể kỷ XX. Mô hình đ−ợc đánh giá nh− một phần nỗ lực của những nhà tâm lý xã hội trong lĩnh vực dịch vụ y tế công cộng của Mỹ để giải thích sự thiếu tham gia của công chúng trong ch−ơng trình sàng lọc sức khỏe (ví dụ nh− sàng lọc trong ch−ơng trình lao), từ đó HBM đ−ợc vận dụng vào để khám phá những sự khác nhau trong hành vi sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, trong đó có các hành vi tình dục có nguy cơ lây truyền HIV/AIDS. Những điểm mấu chốt của mô hình này đ−ợc nêu ra nh− sau:

− Nhận thức đ−ợc mối đe dọa: Bao gồm 2 phần, đó là sự nhậy cảm trong nhận thức khi tiếp nhận thông tin sức khỏe và sự trầm trọng khi tiếp nhận các tình huống và hoàn cảnh về sức khỏe.

+ Sự nhậy cảm trong nhận thức: Nhận thức đ−ợc nguy cơ sức khỏe có thể ảnh h−ởng đến chính họ.

+ Sự trầm trọng trong nhận thức: Cảm nghĩ liên quan đến mối nguy hiểm khi đối mặt với bệnh tật, ốm đau nếu không đ−ợc giải quyết (bao gồm cả hậu quả về y học, lâm sàng và hậu quả về xã hội).

− Lợi ích sự nhận thức: ảnh h−ởng và niềm tin về các chiến l−ợc đ−ợc thiết kế để giảm các mối đe dọa khi ốm đau, bệnh tật.

− Các cản trở sự nhận thức: Các hậu quả âm tính có thể là do kết quả của một số hành vi sức khỏe cụ thể, bao gồm những hành vi có ảnh h−ởng đến thể lực, tâm lý và tài chính.

− Các tín hiệu cho hành động: Các sự việc, có thể là cơ thể (chẳng hạn nh− các triệu chứng thực thể của tình trạng sức khỏe) hay môi tr−ờng (chẳng hạn nh− các ph−ơng tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin) là động cơ thúc đẩy ng−ời ta hành động. Các tín hiệu cho hành động là khía cạnh của HBM còn ch−a đ−ợc nghiên cứu một cách hệ thống.

− Những yếu tố khác: Sự khác nhau về địa lý, tâm lý và cấu trúc xã hội có ảnh h−ởng đến sự nhận thức của các cá nhân và có ảnh h−ởng gián tiếp đến các hành vi sức khỏe.

− Khả năng của cá nhân: Niềm tin vào sự thành công khi thực hiện các hành vi dẫn đến các kết quả nh− mong muốn (khái niệm này đ−ợc tác giả Badura đ−a ra năm 1977).

Vận dụng mô hình niềm tin sức khỏe trong nghiên cứu hành vi sức khỏe: Nghiên cứu mô hình HBM đ−ợc sử dụng để khám phá những khía cạnh khác nhau của hành vi sức khỏe trong cộng đồng dân c− khác nhau. Ví dụ các nhà nghiên cứu đã áp dụng mô hình HBM để nghiên cứu và cố gắng giải thích cũng nh− dự kiến sự tham gia của cá nhân trong ch−ơng trình nghiên cứu giai đoạn ủ bệnh của bệnh cúm, sàng lọc bệnh cao huyết áp, hút thuốc lá, sử dụng dây bảo hiểm an toàn, tập thể dục, dinh d−ỡng và tự thăm khám vú phát hiện ung th−. Với các nghiên cứu về HIV/AIDS, mô hình đ−ợc sử dụng để hiểu biết rõ hơn về các hành vi tình dục nguy cơ. Những ng−ời lựa chọn tham gia vào nghiên cứu này phần lớn đ−ợc thực hiện tại Mỹ, bao gồm các đối t−ợng dân nói chung, nam đồng tính luyến ái và các phụ nữ có thai. Các thiết kế nghiên cứu cũng khác nhau gồm các nghiên cứu dọc và các nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu. Trong tổng quan các tài liệu nghiên cứu từ năm 1974 đến năm 1984 các tác giả đã xác định trong các thiết kế nghiên cứu cắt ngang và các quần thể nghiên cứu, các cản trở nhận thức là các biến số có ảnh h−ởng nhất cho dự kiến và giải thích các hành vi liên quan đến sức khỏe. Các khía cạnh khác của mô hình HBM có khác biệt là lợi ích nhận thức và tính nhậy cảm của nhận thức, tính trầm trọng trong nhận thức đ−ợc xác định nh− là một biến số kém khác biệt nhất.

Gần đây các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng nhận thức của các cá nhân với việc thực hiện thành công các "chiến l−ợc sức khỏe", ví dụ nh− sử dụng bao cao su, là có mối liên quan đồng nhất, có ảnh h−ởng lớn đến các quyết định của đối t−ợng và hành động duy trì thay đổi hành vi.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)