Các nguyên tắc lựa chọn nội dung truyền thông-giáo dục sức khoẻ Mở đầu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 68 - 70)

1.1. Mở đầu

Sức khỏe là tài sản quốc gia, là vốn quý nhất của mỗi ng−ời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay th−ơng tật. Từ định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới có thể nhận thấy rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe với nghĩa rộng, cả sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội và TT-GDSK là nhằm giúp mọi ng−ời biết loại trừ hoặc hạn chế các yếu tố tác hại đến sức khỏe, tạo môi tr−ờng và thực hành lành mạnh nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe. TT-GDSK là nội dung trọng tâm có liên quan đến mọi nội dung khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nh− vậy có thể nhận thấy các nội dung cần TT-GDSK cho cộng đồng nói chung rất rộng, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. Yêu cầu của TT-GDSK không chỉ bao gồm giáo dục về phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe mà còn nhằm góp phần loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây bệnh, tạo ra môi tr−ờng sống lành mạnh cho nâng cao sức khỏe. TT-GDSK không chỉ với các cá nhân mà còn cho cả tập thể, cộng đồng, cả ng−ời ốm và ng−ời khỏe. Tuy nhiên mỗi nơi mỗi lúc chúng ta phải chọn những nội dung giáo dục sức khỏe cho phù hợp với cá nhân, nhóm hay cả cộng đồng. Lựa chọn nội dung TT-GDSK còn phụ thuộc cụ thể vào lĩnh vực chuyên môn của ng−ời thực hiện TT-GDSK. D−ới đây là một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung TT-GDSK.

1.2. Một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dung truyền thông-giáo dục sức khoẻ

1.2.1. Lựa chọn nội dung TT-GDSK phải đáp ứng các vấn đề sức khỏe u tiên

Vấn đề sức khỏe, bệnh tật −u tiên là những vấn đề sức khỏe bệnh tật phổ biến, hiện đang có ảnh h−ởng lớn đến cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Những vấn đề sức khỏe cần −u tiên trong TT-GDSK cho các cá nhân và cộng đồng có thể khác nhau, tùy theo từng địa ph−ơng, khu vực và phụ thuộc vào từng thời gian. Cũng có thể có các vấn đề sức khỏe, bệnh tật th−ờng gặp, hay những kiến thức khoa học th−ờng thức về sức khỏe, bệnh tật cần TT-GDSK cho tất cả mọi ng−ời, hoặc cho nhiều đối t−ợng trong cộng đồng, trên phạm vi rộng và cần thực hiện vào tất cả mọi thời gian, cũng đ−ợc coi là những vấn đề sức khỏe −u tiên cho hoạt động TT-GDSK.

1.2.2. Các nội dụng cụ thể cần TT-GDSK cho đối tợng phải phù hợp với nhu

cầu vμ khả năng tiếp thu của đối tợng

Không nên trình bày nội dung quá đi vào chi tiết với đối t−ợng, chỉ nên nhấn mạnh những nội dung mà đối t−ợng nhất thiết phải biết và cần biết. Không nên trình bày quá nhiều nội dung đối t−ợng nên biết. Việc nghiên cứu kỹ đối t−ợng tr−ớc khi thực hiện TT-GDSK là cần thiết để biết rõ các kiến thức, thái độ và thực hành của đối t−ợng (KAP) ở mức dộ nào để soạn thảo nội dung cụ thể cho phù hợp. Nội dung TT- GDSK phải đáp ứng đúng, đủ các mục tiêu TT-GDSK đã đặt ra trong kế hoạch.

1.2.3. Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn

Các nội dung chuyển tải đến đối t−ợng phải là nội dung đ−ợc soạn thảo từ các tài liệu có cơ sở khoa học, gồm những kiến thức, thực hành đã đ−ợc kiểm chứng và chính thức đ−ợc sử dụng trong các tài liệu, y văn đã đ−ợc l−u hành hợp pháp. Nội dung liên quan thiết thực và phải áp dụng đ−ợc trong hoàn cảnh của đối t−ợng.

1.2.4. Nội dung cần đợc trình bμy rõ rμng, đơn giản, dễ hiểu

Trình bày nội dung cần tránh sử dụng các từ, cụm từ, thuật ngữ chuyên môn y học. Các nội dung đ−ợc thể hiện bằng các câu từ ngắn gọn, đủ ý, không nên giải thích cơ chế dài dòng giúp đối t−ợng dễ dàng tiếp thu và làm đ−ợc. Tốt nhất là sử dụng các ngôn ngữ của cộng đồng để diễn đạt nội dung. Đối với các vùng dân tộc ít ng−ời phải sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của địa ph−ơng để trình bày.

1.2.5. Nội dung đợc trình bμy theo trình tự hợp lý

Những nội dung của một vấn đề TT-GDSK cần đ−ợc trình bày theo trình tự hợp lý của t− duy lôgic, phù hợp với tâm sinh lý của đối t−ợng để đối t−ợng dễ nhớ, dễ thực hiện. Ví dụ khi TT-GDSK cho cộng đồng về phòng chống một bệnh nào đó có thể trình bày theo thứ tự nh− sau:

− Tác hại hay ảnh h−ởng của bệnh đến cá nhân, gia đình, xã hội. − Những nguyên nhân, đ−ờng lây truyền bệnh.

− Biểu hiện và cách phát hiện bệnh sớm. − Cách xử trí bệnh khi phát hiện.

− Ph−ơng pháp phòng, chống bệnh. − Tóm tắt những nội dung chính.

1.2.6. Nội dung đợc chuyển tải đến đối tợng bằng các hình thức hấp dẫn

Có thể sử dụng lời nói trực tiếp, phối hợp với các ví dụ, hiện vật, hình ảnh minh hoạ gây ấn t−ợng mạnh cho đối t−ợng để chuyển tải nội dung thông điệp TT-GDSK. Cần nghiên cứu kỹ các đối t−ợng để chọn ph−ơng pháp chuyển tải nội dung thông điệp phù hợp, hấp dẫn nhất với đối t−ợng, làm cho đối t−ợng tập trung chú ý. Nhiều cộng

đồng có các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ truyền thống nh− thơ ca, nhạc, kịch, sinh hoạt câu lạc bộ, cán bộ TT-GDSK cần tận dụng các thời cơ tốt đó của cộng đồng để lồng ghép phối hợp các hoạt động TT-GDSK.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)