Tầm quan trọng của lập kế hoạch truyền thông-giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 122 - 125)

Truyền thông-giáo dục sức khỏe là một dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm góp phần tăng c−ờng sức khỏe cho mọi ng−ời. Hoạt động TT-GDSK không thể thay thế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nh−ng giáo dục sức khỏe góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Nh− vậy giáo dục sức khỏe gắn liền với các hoạt động chăm sóc sức khỏe khác vì thế nó cần phải đ−ợc đ−a vào kế hoạch hoạt động chung của các cơ sở y tế ở các tuyến khác nhau. Chúng ta đã biết giáo dục sức khỏe đòi hỏi phải thực hiện kiên trì lâu dài và cũng là công việc th−ờng xuyên của các cán bộ y tế vì thế phải có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho các ch−ơng trình TT-GDSK. Để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động giáo dục sức khỏe, tránh hoạt động tự ý, tự phát, mỗi cơ sở y tế phải xây dựng các kế hoạch TT-GDSK một cách cụ thể cho từng giai đoạn kế hoạch nhất định.

Để xây dựng đ−ợc những ch−ơng trình kế hoạch giáo dục sức khỏe thiết thực, ng−ời làm công tác giáo dục sức khỏe cần chú ý xem xét những yếu tố sau đây:

− Vấn đề cần giáo dục sức khỏe là gì, tại sao lại có vấn đề đó, những hành vi nào của đối t−ợng liên quan đến sự tồn tại của vấn đề sức khỏe.

− Phạm vi của ch−ơng trình giáo dục sức khỏe ở mức độ nào. Đối t−ợng đích là những ai. Phải xác định rõ các nguồn lực có sẵn và các nguồn lực có thể huy động đ−ợc vào hoạt động giáo dục sức khỏe mà đặc biệt là các nguồn lực có sẵn trong cộng đồng.

Các câu hỏi đặt ra khi lập kế hoạch TT-GDSK là: 1. Chủ đề nào sẽ tiến hành TT-GDSK?

3. Những thay đổi mong đợi ở đối t−ợng là gì?

4. Ch−ơng trình TT-GDSK sẽ tiến hành ở đâu, khi nào, trong thời gian bao lâu? 5. Các nguồn tài chính nào, bao nhiêu, ở đâu sẽ đ−ợc sử dụng cho ch−ơng trình

TT-GDSK?

6. Những ph−ơng pháp TT-GDSK nào sẽ đ−ợc sử dụng?

7. Những ph−ơng tiện, tài liệu TT-GDSK nào sẽ đ−ợc sử dụng? 8. Các ph−ơng tiện tài liệu do ai cung cấp và sản xuất?

9. Khi nào và bằng cách nào có thể đánh giá đ−ợc kết quả và hiệu quả của ch−ơng trình TT-GDSK?

10. Những ai sẽ tham gia vào ch−ơng trình TT-GDSK?

2. Những điều cần chú ý tr−ớc khi lập kế hoạch truyền thông-

giáo dục sức khỏe

− Xác định rõ vấn đề cần phải TT-GDSK: Cần tiến hành khảo sát, điều tra nghiên cứu tr−ớc để có đ−ợc những thông tin chính xác, khoa học, làm cơ sở cho việc xác định đúng đắn các vấn đề cần TT-GDSK. Thông th−ờng các vấn đề cần TT-GDSK cũng là các vấn đề sức khỏe phổ biến th−ờng gặp của cộng đồng có nhu cầu cần phải giải quyết.

− Dự kiến tất cả các nguồn lực có thể sử dụng trong TT-GDSK: Các nguồn lực cần thiết nh− nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian cần đ−ợc chuẩn bị và dự kiến sử dụng cho kế hoạch TT-GDSK, bao gồm các nguồn lực đã có và các nguồn lực có thể khai thác đ−ợc.

− Sắp xếp thời gian hợp lý: Sắp xếp thời gian thuận lợi cho mọi ng−ời có thể tham gia một cách tích cực, đầy đủ nhất vào ch−ơng trình TT-GDSK. Chú ý đến cả thời gian của ng−ời thực hiện và đối t−ợng cần đ−ợc TT-GDSK.

− Đ−a các nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu vào trong kế hoạch TT-GDSK. Truyền thông-giáo dục sức khỏe là một nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu vì thế cần thực hiện các nguyên lý chung của chăm sóc sức phỏe ban đầu đó là:

− Tính công bằng: Quan tâm và −u tiên những đối t−ợng có nguy cơ cao về bệnh tật, sức khỏe cần đ−ợc TT-GDSK.

− Tăng c−ờng sức khỏe, dự phòng, phục hồi sức khỏe: Chú trọng TT-GDSK vào các biện pháp dự phòng và tăng c−ờng sức khỏe cũng nh− tập luyện để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh và tai nạn chấn th−ơng.

− Sự tham gia của cộng đồng: Thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối t−ợng trong cộng đồng vào các hoạt động TT-GDSK, tạo nên các phong trào quần chúng thi đua chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

− Kỹ thuật học thích hợp: Sử dụng các ph−ơng pháp, ph−ơng tiện TT-GDSK phù hợp với vấn đề, với đối t−ợng đích và các điều kiện thực tế, bao gồm các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, nguồn lực của cộng đồng.

− Lồng ghép và phối hợp liên ngành: Nhằm xã hội hoá công tác TT-GDSK, tạo nên sức mạnh tổng hợp, huy động đ−ợc mọi lực l−ợng thích hợp trong cộng đồng tham gia vào công tác TT-GDSK và tăng c−ờng sức khỏe.

3. Các b−ớc lập kế hoạch truyền thông-giáo dục sức khỏe

3.1. B−ớc 1: Thu thập thông tin xác định vấn đề sức khỏe cần TT-GDSK

Thông tin là điều kiện tiên quyết cho các nhà lập kế hoạch y tế nói chung và các nhà lập kế hoạch giáo dục sức khỏe. Thông th−ờng thông tin phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản là đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Vì vậy ph−ơng pháp thu thập thông tin phải đáng tin cậy, các thông tin đ−ợc cung cấp phải là các thông tin thực sự cần thiết cho ng−ời lập kế hoạch. Thông tin phải đầy đủ và mang tính đại diện chung, phản ánh đúng bức tranh thực của vấn đề, tránh thông tin sai lệch từ một bộ phận nào đó trong cộng đồng. Nếu có điều kiện, tốt nhất là phối hợp từ hai ph−ơng pháp thu thập thông tin hoặc từ hai nguồn thông tin trở lên để có thể bổ sung kiểm tra lẫn nhau đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin. Cần l−u ý là ng−ời dân th−ờng chỉ cung cấp các thông tin trung thực khi ng−ời ta tin là thông tin họ cung cấp sẽ mang lại lợi ích cho họ. Các thông tin cần thiết để xác định các hành vi sức khỏe th−ờng liên quan đến phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ng−ỡng v.v... vì vậy khi nêu câu hỏi thu thập thông tin cần l−u ý để đối t−ợng có thể nêu ra suy nghĩ và hành vi thực sự của họ.

Nên phối hợp hai loại ph−ơng pháp định tính và định l−ợng trong việc thu thập thông tin. Để có thể tiến hành giáo dục sức khỏe có hiệu quả thì thu thập thông tin theo ph−ơng pháp định tính là hết sức quan trọng vì nó cho ta biết nguyên nhân sâu xa của hành vi sức khỏe, từ đó có thể có lựa chọn các hình thức giáo dục sức khỏe phù hợp.

Phân tích đầy đủ các thông tin đã thu thập đ−ợc để hiểu rõ vì sao ng−ời dân khỏe mạnh và vì sao họ lại có vấn đề sức khỏe, tìm hiểu các yếu tố nào đã góp phần tạo ra vấn đề đó là b−ớc quan trọng để lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khỏe.

3.2. B−ớc 2: Lựa chọn vấn đề sức khỏe −u tiên cần TT-GDSK

Thông th−ờng những thông tin thu thập đ−ợc trong một địa ph−ơng, một cộng đồng có thể cho thấy là tại địa ph−ơng hay cộng đồng cùng tồn tại nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật. Mỗi vấn đề lại có thể có nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên nó. Căn cứ vào thực tế và nguồn lực, những ng−ời thực hiện giáo dục sức khỏe phải chọn những vần đề −u tiên để tiến hành giáo dục sức khỏe tr−ớc. Khi xác định vấn đề −u tiên cần thu nhận ý kiến của cộng đồng để có thể thu hút sự tham gia tích cực của họ vào giải quyết vấn đề.

Lựa chọn vấn đề −u tiên cho các can thiệp y tế cũng nh− can thiệp TT-GDSK, ng−ời ta th−ờng cân nhắc một số các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề và khả năng giải quyết. Các tiêu chuẩn đ−ợc xem xét để cho điểm và lựa chọn vấn đề −u tiên cho hoạt động TT-GDSK đ−ợc trình bày trong bảng 10.1 d−ới đây.

Bảng 10.1. Tiêu chuẩn cho điểm xét chọn vấn đề −u tiên

Tiêu chuẩn Điểm của các vấn đề sức khỏe

Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 Vấn đề n

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 122 - 125)