Quản lý các kênh truyền thông

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 135 - 136)

6. Có khả năng về kinh phí: không thấp trung bình cao

4.3.2. Quản lý các kênh truyền thông

Lựa chọn các kênh truyền thông thích hợp, tránh các yếu tố nhiễu trong quá trình chuyển tải thông điệp là những vấn đề quan trọng góp phần đảm bảo TT-GDSK đạt kết quả. Kênh truyền thông cần phù hợp, hấp dẫn và thu hút đ−ợc sự chú ý của đối t−ợng. Chọn kênh truyền thông cũng phải căn cứ vào đối t−ợng, thời gian và chủ đề giáo dục sức khỏe cho thích hợp. Chú ý các thông tin phát ra bằng các ph−ơng tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp giữa ng−ời với ng−ời phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, đúng và đủ nghĩa, tránh các sai lạc trong quá trình chuyển tải thông tin. Các nội dung giáo dục của các bài viết, bài nói, tranh ảnh, panô, áp phích, sách vở... đ−ợc sử dụng chính thức đều phải đ−ợc kiểm tra và thử nghiệm tr−ớc khi sử dụng rộng rãi để đảm bảo tính khoa học, giáo dục và tính kinh tế. Ng−ời quản lý hoạt động TT-GDSK cần có kế hoạch th−ờng xuyên kiểm tra, thu nhận các thông tin phản hồi, phát hiện những khâu yếu kém trong kênh truyền thông để kịp thời điều chỉnh, thay đổi, bổ sung.

4.3.3. Quản lý đối tợng đích

Nội dung quan trọng là thu thập các thông tin phản hồi từ đối t−ợng đích để đánh giá sự tiếp nhận, hiểu biết và áp dụng các thông điệp giáo dục sức khỏe của đối t−ợng đích. Các thông tin này cần đ−ợc thu thập kịp thời để giúp đỡ, hỗ trợ đối t−ợng thay đổi hành vi sức khỏe một cách tích cực hơn.

Quản lý các nhóm đối t−ợng đích cũng có nghĩa là chú ý lựa chọn đúng các nhóm đối t−ợng đích, căn cứ vào mục tiêu của ch−ơng trình TT-GDSK, tùy thuộc thời gian và không gian. Lựa chọn đúng đối t−ợng đích sẽ quyết định đến kết quả cuối cùng của ch−ơng trình giáo dục sức khỏe. Ngòai hoạt động TT-GDSK phải có các hoạt động khác hỗ trợ các nhóm đối t−ợng đích để thực hiện đ−ợc các hành vi sức khỏe mới.

Thu nhận thông tin phản hồi từ đối t−ợng đích đầy đủ còn giúp đánh giá toàn diện cả nội dung ph−ơng pháp, ph−ơng tiện nguồn lực liên quan đến ch−ơng trình TT-GDSK.

Nh− vậy trong quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe chúng ta phải quan tâm đến cả ba khâu cơ bản của truyền thông là ng−ời thực hiện TT-GDSK, các ph−ơng tiện sử dụng trong TT-GDSK, đối t−ợng đích của TT-GDSK.

Với ng−ời nhận tin: Cần phải biết họ là những ai, trình độ nh− thế nào, những niềm tin và phong tục tập quán, quan trọng nhất là thu thập các thông tin phản hồi từ đối t−ợng để biết đ−ợc mức độ hiểu biết của đối t−ợng, thái độ của họ đối với các thông điệp và đặc biệt là thực hành của đối t−ợng thay đổi nh− thế nào, qua đó cán bộ giáo dục sức khỏe có thể điều chỉnh ch−ơng trình TT-GDSK cho phù hợp. Kết thúc mỗi giai đoạn hay một ch−ơng trình TT-GDSK, đánh giá về những thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của đối t−ợng đích và các ý kiến của họ về mọi khía cạnh ch−ơng trình TT-GDSK là các thông tin cần thiết không thể thiếu cho các nhà quản lý, lập kế hoạch ch−ơng trình. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố có thể ảnh h−ởng đến hiệu quả ch−ơng trình TT-GDSK. Để tăng c−ờng chất l−ợng, hiệu quả cần phải có những nghiên cứu đánh giá nghiêm túc về nhiều khía cạnh của hoạt động TT-GDSK trong đó có hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 135 - 136)