Một số mô hình truyền thông

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 28 - 33)

Nh− đã trình bày trong phần khái niệm, truyền thông gồm 3 khâu cơ bản: − Nguồn phát tin;

− Kênh truyền tin; − Nơi nhận tin.

Trong thực tế có nhiều mô hình truyền thông đã đ−ợc các tác giả nêu ra. D−ới đây xin giới thiệu một số mô hình truyền thông:

4.1. Mô hình Claude Shannon và Warren Wearver

Mô hình đ−ợc hai tác giả phát phát triển vào năm 1947. Đây là một mô hình đặc tr−ng về truyền thông. Mô hình Shannon-Wearver nêu ra bất kỳ hoạt động truyền thông nào cũng bao gồm 6 yếu tố sau:

− Nguồn tin − Mã hoá − Thông điệp − Kênh − Giải mã − Nhận tin.

Sáu yếu tố của mô hình Shannon-Wearver đ−ợc nêu ra trong trong sơ đồ sau Phản hồi ồn

Mã hoá • Kênh Giải mã Nhận tin • Thông điệp

Nguồn tin

Sơ đồ 2.5. Mô hình Shannon-Wearver

Mô hình Shannon-Wearver nhấn mạnh đến quá trình truyền và nhận thông tin nên mô hình đ−ợc coi là mô hình thông tin của truyền thông.

Tác giả của mô hình đã nhấn mạnh đến 3 vấn đề:

− Những tín hiệu truyền đi có đ−ợc đúng mẫu không: Vấn đề kỹ thuật.

− Những tín hiệu truyền đi có mang đầy đủ ý nghĩa không: Vấn đề nội dung. − Tác động của thông điệp nh− thế nào lên đối t−ợng: Vấn đề hiệu quả.

Từ mô hình của Shannon và Wearver, Harrold Lasswell (1948) đ−a ra công thức của quá trình truyền thông gồm 5 khâu nh− sau:

Ai? Nói gì? Qua kênh nào? Nói cho ai? Hiệu quả thế nào?

4.2. Mô hình chiến l−ợc truyền thông (The Strategic Communication Model)

Tất cả các tình huống truyền thông đều khác nhau, tuy nhiên có những câu hỏi chung đ−ợc đặt ra cho bất kỳ một tình huống truyền thông nào. Những câu hỏi đó

đ−ợc đặt ra sẽ giúp chúng ta đáp ứng tốt hơn với các tình huống cụ thể của truyền thông. Những câu hỏi đặt ra để phân tích những tình huống truyền thông là:

− Động cơ: Câu hỏi vì sao phải truyền thông (Why)? − Khán giả: Câu hỏi ai là đối t−ợng truyền thông (Who)? − Loại: Câu hỏi loại truyền thông nào đ−ợc sử dụng (What)? − áp dụng: Câu hỏi truyền thông nh− thế nào (How)?.

Về động cơ: Vì sao cần phải truyền thông trong tình huống này? Câu hỏi đ−ợc đặt ra để xem xét nhu cầu cần thiết của truyền thông hay vấn đề là gì: Thiếu hụt trong kiến thức, niềm tin, thái độ hay hành động đã dẫn đến sự cần thiết phải truyền thông. Động cơ cũng sẽ giúp ng−ời truyền thông đặt ra mục đích của truyền thông. Bắt đầu với mục đích đúng đắn đ−ợc nêu ra sẽ giúp ng−ời truyền thông phác thảo ra chiến l−ợc cần thực hiện để đạt đ−ợc mục đích.

Về đối t−ợng đích: Ai là đối t−ợng trong tình huống truyền thông này? Ng−ời truyền thông đã biết gì về đối t−ợng? Trả lời câu hỏi này là cách để xác định nhu cầu của đối t−ợng, họ đã biết những gì và cần biết những gì. Nghiên cứu đối t−ợng đích còn giúp xem xét mối quan hệ của đối t−ợng đích với ng−ời truyền thông và mối quan hệ của ng−ời truyền thông với đối t−ợng đích.

Về loại: Những gì là những khía cạnh đặc tr−ng quan trọng đ−ợc mô tả d−ới dạng truyền thông cần thiết? Loại truyền thông nào là thích hợp trong tình huống này? Những gì là cấu trúc đặc tr−ng của loại truyền thông này?

Về áp dụng: Làm thế nào để ng−ời truyền thông sử dụng tất cả các thông tin này vào hành động để tạo đ−ợc hiệu quả trong tình huống truyền thông cụ thể?

Đây là những điểm để suy nghĩ có tính chiến l−ợc nhằm thực hiện các hoạt động truyền thông. áp dụng có hiệu quả nghĩa là cân nhắc những gì mà ng−ời truyền thông có thể học đ−ợc từ những câu hỏi chung này và áp dụng vào tình huống truyền thông cụ thể của mình.

Động cơ + Đối t−ợng + Loại truyền thông = áp dụng hiệu quả

4.3. Mô hình hệ thống về truyền thông (Systemic Model of Communication)

Một số tác giả nghiên cứu về truyền thông đã cố gắng để xây dựng các mô hình dựa vào lý thuyết hệ thống chung. Giả định mấu chốt từ lý thuyết hệ thống chung là: Tất cả các phần của hệ thống có liên quan đến mỗi phần, vì thế nếu có thay đổi trong một phần sẽ tạo ra những động lực cho thay đổi trong tất cả các phần khác của hệ thống (Hall và Fagen, 1956). Cần phải suy nghĩ là truyền thông không phải là các cá nhân hoạt động đơn độc mà là tác động qua lại giữa ng−ời với ng−ời bằng các thông điệp qua các kênh truyền thông.

Mô hình hệ thống về truyền thông đ−ợc tác giả Watzlawick (1967) và các cộng sự của ông nhấn mạnh đến những khía cạnh hiển nhiên nh− sau của truyền thông:

− Không thể thiếu truyền thông: Không thể hình dung đ−ợc nếu không có sự truyền thông và hành vi tác động qua lại giữa ng−ời với ng−ời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nội dung và mối quan hệ trong truyền thông: Tất cả các truyền thông trực tiếp mặt đối mặt đều yêu cầu một số sự chấp nhận cá nhân và sự cam kết, ng−ợc lại với sự chấp nhận và cam kết sẽ tạo ra và xác định mối quan hệ giữa các bên liên quan. Theo tác giả Watzlawick “Không phải chỉ chuyển thông tin mà đồng thời còn là sự định h−ớng hành vi”, bất kỳ hoạt động truyền thông tin nào có thể đ−ợc thực hiện đồng nghĩa với nội dung của thông điệp, nội dung đó có thể đúng hay sai, có giá trị hay không có giá trị. Mỗi lời nói, bất kỳ động tác nào của cơ thể và tất cả mọi ánh mắt đều là thể hiện cách truyền thông của một ng−ời và sẽ tác động đến sự đáp lại của ng−ời khác.

4.4. Mô hình David Berlo S-M-C-R

Mô hình của David Belor (1960) đề cập đến các khâu cơ bản của truyền thông là: Nguồn - Thông điệp – Kênh – Ng−ời nhận (Source – Message – Channel – Receiver). Mô hình đ−ợc trình bày theo sơ đồ 2.6.

M∙ hoá Giải m∙

Nguồn Thông điệp Kênh Ng−ời nhận

Kỹ năng Nội dung Nghe Kỹ năng truyền thông Các yếu tố Nhìn truyền thông Thái độ Điều chỉnh Sờ Thái độ

Kiến thức Cấu trúc Mùi Kiến thức Hệ thống Ký hiệu Vị Hệ thống

xã hội xã hội

Văn hoá Văn hoá

Sơ đồ 2.6. Mô hình D. Berlo S-M-C-R

Mô hình Berlo S-M-C-R đ−ợc coi là một mô hình đơn giản, trong đó thông điệp là yếu tố trung tâm, biểu thị những ý t−ởng đ−ợc chuyển đi từ nguồn phát, có thể bằng lời nói, chữ viết hay bất kỳ các biểu t−ợng, hình ảnh nào. Mô hình cũng nói đến vai trò quan trọng của ng−ời nhận thông điệp trong truyền thông, đó là nhóm đối t−ợng đích. Khái niệm về mã hoá và giải mã nói đến những vấn đề mà chúng ta phải chuyển các suy nghĩ riêng của chúng ta thành từ ngữ hay các biểu t−ợng và giải đoán đ−ợc các từ và biểu t−ợng của ng−ời khác thành các khái niệm mà chúng ta hiểu đ−ợc.

Nghiên cứu các mô hình truyền thông sẽ giúp cho các cán bộ TT-GDSK hiểu rõ các khâu của truyền thông và vai trò của các khâu cũng nh− các yếu tố có thể ảnh h−ởng đến các khâu truyền thông, từ đó tìm hiểu tình hình thực tế để vận dụng sáng tạo các mô hình truyền thông vào hoạt động thực tiễn.

tự l−ợng giá

1. Trình bày mục đích của truyền thông và các khâu cơ bản của truyền thông. 2. Trình bày 5 b−ớc của quá trình truyền thông.

3. Phân tích các giai đoạn tác động của truyền thông trên đối t−ợng đích. 4. Trình bày các yêu cầu cần có của ng−ời TT-GDSK.

5. Trình bày các yêu cầu của thông điệp TT-GDSK.

6. Vẽ sơ đồ và phân tích mô hình truyền thông Claude Shannon và Warren Wearver. 7. Vẽ sơ đồ và phân tích mô hình truyền thông David Berlo S-M-C-R.

Bài 3

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE pptx (Trang 28 - 33)